Nhật Bản tăng ngân sách quốc phòng: Tốt hay xấu?

© AFP 2023 / Mandel NGANQuốc kỳ Nhật Bản
Quốc kỳ Nhật Bản - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Bắt đầu từ ngày mùng 1 tháng Tư Nhật Bản bước vào năm tài khóa mới.

Ngân sách 2015 dự trù tăng các chi tiêu cho quốc phòng. Thực tế đã dẫn tới những ý kiến ​​trái chiều từ các chuyên gia Nhật Bản cũng như Nga.

Ông Tsuyoshi Saito, Phó Chánh văn phòng Nội các nhiệm kỳ trước của đảng Dân chủ đã phê phán việc Nhật Bản tăng ngân sách quốc phòng:

"Kể từ nhiệm kỳ hai của ông Shinzo Abe đến nay, quan điểm ngân sách quân sự được xây dựng dựa trên các vấn đề đang tồn tại, trong đó có quần đảo Senkaku. Nhưng theo tôi nghĩ, vì lợi ích hòa bình và sự ổn định ở khu vực Đông Á, Nhật Bản nên kiềm chế việc tăng ngân sách quốc phòng."

Tất nhiên, giữa Nhật Bản và các nước láng giềng tồn đọng một số vấn đề, — ông Tsuyoshi Saito thừa nhận.

"Mặc dù chúng tôi đặt hy vọng vào đàm phán bình thường hóa quan hệ với Bắc Triều Tiên, nhưng ở đây chưa thấy kết quả cụ thể. Những trở ngại cũng hiện hữu trong đối thoại cấp cao giữa Nhật Bản và Hàn Quốc. Tôi nghĩ rằng, mọi khó khăn sẽ dần được tháo gỡ. Vì vậy, nhiệm vụ hàng đầu của chúng tôi là đàm phán hòa bình, còn gia tăng chi tiêu quốc phòng, theo tôi, là điều mâu thuẫn với chính sách đàm phán."

Theo chính khách Tsuyoshi Saito, Trung Quốc cũng cần nỗ lực hơn nữa tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau với Nhật Bản:

"Tất nhiên, không ai nghĩ chiến tranh có thể xảy ra giữa Trung Quốc và Nhật Bản. Tuy nhiên, nguy cơ xung đột quân sự xung quanh quần đảo Senkaku là điều tồn tại. Giải quyết vấn đề thông qua đối thoại là nhiệm vụ của ngành ngoại giao, nhưng mọi sự gia tăng tiềm lực vũ trang đều đe dọa gây nên đụng độ quân sự, và theo tôi đây là một vấn đề lớn. Mặt khác, ở Nhật Bản đôi khi người ta đề cập tới sự thiếu minh bạch của Trung Quốc trong các chi tiêu cho quốc phòng và quân đội. Tôi thiết nghĩ, Trung Quốc nên cung cấp cho cộng đồng quốc tế sự giải thích đúng mức về vấn đề phát triển tiềm lực quân sự."

Cựu Đại sứ Nga tại Nhật Bản Alexander Panov, một chuyên gia hàng đầu của Viện nghiên cứu Mỹ và Canada không bày tỏ sự bi quan về việc Nhật Bản mở rộng ngân sách quốc phòng:

"Tăng hai phần trăm ngân sách quốc phòng không phải là số tiền đáng thu hút sự chú ý. Rõ ràng, điều này xuất phát từ nhu cầu nâng cấp chất lượng hoạt động tình báo, giám sát tình hình quanh quần đảo Senkaku. Vì thế, đây là động thái tài chính cục bộ. Chưa dẫn tới những thay đổi đáng kể trong chính sách quân sự của Nhật Bản."

Trả lời câu hỏi của hãng truyền thông Rossia Segodnya liệu khi quyết định tăng chi tiêu quốc phòng Tokyo có tính đến các phản ứng, ví dụ từ Trung Quốc, ông Alexander Panov cho biết:

"Tôi không nghĩ Trung Quốc sẽ phản ứng mạnh với điều này bởi ngân sách quân sự của Trung Quốc cũng tăng liên tục. Sự chú ý của Bắc Kinh hướng tới khía cạnh chính trị trong chính sách đối ngoại ở Tokyo, liên quan đến những nỗ lực xét lại kết quả Chiến tranh thế giới II. Đó mới là sự chỉ trích nghiêm khắc của Trung Quốc chứ không phải vì Nhật Bản đang tăng cường về quân sự."

Tuy nhiên, theo ông Alex Padberozkin, người đứng đầu Trung tâm Các nghiên cứu quân sự-chính trị và Phó Hiệu trưởng Trường MGIMO, thì việc Nhật Bản tăng cường vũ trang đang đe dọa làm tổn hại cho sự ổn định ở châu Á-Thái Bình Dương.

 "Có hai yếu tố dẫn tới logic của việc Nhật Bản tăng cường sức mạnh quân sự. Thứ nhất, Hoa Kỳ đang nỗ lực xây dựng liên kết các nước đồng minh ở châu Á-Thái Bình Dương và thúc giục họ tham gia tích cực hơn các chương trình quân sự. Trước hết, nhiệm vụ của liên minh này là đối đầu với Trung Quốc. Hoa Kỳ thậm chí hy vọng thu hút cả Việt Nam và Philippines vào đây. Lý do thứ hai liên quan đến những ảnh hưởng ngày càng tăng của Nga ở khu vực. Trước kia, sự hiện diện của Nga hầu như không đáng kể, ví dụ Nga chỉ nắm một phần trăm trong cán cân thương mại khu vực. Nhưng giờ đây, cùng với sự quan tâm ngày càng tăng của Nga tới Viễn Đông và chính sách phân bổ vốn phát triển các khu vực phía đông, Nga đã thực sự trở thành một thành viên đầy đủ của châu Á-Thái Bình Dương, kể cả xét theo quan điểm hiện diện quân sự. Đương nhiên, Hoa Kỳ và Nhật Bản tìm cách củng cố vị thế khi nhận thấy các tâm điểm sức mạnh mới đang nổi lên sẽ buộc họ phải san sẻ sự ảnh hưởng. Những điều này đã đẩy Tokyo tham gia vào cái trước đây được gọi là cuộc chạy đua vũ trang. Nhật Bản sẽ trở thành cường quốc quân sự toàn cầu chứ không chỉ bó buộc trong phạm vi khu vực."

Theo ông Alexey Padberozkin nhận định, những tiến trình đang diễn ra tại Nhật Bản sẽ không cũng cố cho sự ổn định ở châu Á-Thái Bình Dương:

"Ở châu Á đang diễn ra một quá trình thay đổi cán cân lực lượng khách quan bất lợi cho Hoa Kỳ và Nhật Bản, nhưng có lợi cho Trung Quốc và Ấn Độ. Nói cách khác, đó là sự thay đổi mạnh mẽ các vị thế chính trị và kinh tế, không thể tránh khỏi kéo theo sự điều chỉnh các quy tắc ứng xử mà hôm nay chưa thực công bằng đối với những nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia và Malaysia. Hiện hữu giải pháp thỏa thuận điều chỉnh các quy tắc và chuẩn mực hành vi, đó là đàm phán và tạo lập một hình thức cơ chế an ninh cho châu Á-Thái Bình Dương, tạo điều kiện cho một bên là Hoa Kỳ và Nhật Bản còn một bên là Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Việt Nam và những nước khác thương lượng về hệ thống mới trong khu vực. Nhưng kinh nghiệm cho thấy, các kế hoạch đàm phán như vậy chưa mấy hiệu quả, đặc biệt là khi Mỹ cố tình sử dụng các ưu thế quân sự hòng bù đắp sự suy giảm ảnh hưởng về kinh tế và chính trị sẽ tiếp tục diễn ra. Điều này sẽ ảnh hưởng mạnh tới sự ổn định của tình hình."

Vì vậy, — như ông Padberozkin nhận xét, — dù tăng cường sức mạnh vũ trang trong tư cách một đồng minh của Mỹ hay độc lập, Nhật Bản vẫn phải chịu trách nhiệm trước sự giảm thiểu ổn định và an ninh tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала