Có một số yếu tố có thể giúp thực hiện nhiệm vụ này, và yếu tố nhân văn đóng một vai trò quan trọng.
Hàng chục nghìn sinh viên tốt nghiệp các trường đại học của Liên Xô và Nga đã và đang làm việc trong tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế, khoa học và văn hóa Việt Nam. Hàng nghìn chuyên gia quân sự Liên Xô đã giúp đỡ nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, hàng nghìn chuyên gia Liên Xô đã giúp xây dựng một nước Việt Nam mới. Tất cả những người này là đội quân của tình hữu nghị Nga-Việt. Song, năm tháng trôi qua, và những người lính của đội quân này bắt đầu ra đi. Thay cho họ phải có những người mới để phát triển quan hệ hữu nghị giữa hai nước. Và đó là nhiệm vụ chính của Hội hữu nghị Nga-Việt và Hội hữu nghị Việt-Nga. Chủ tịch Hội hữu nghị Việt- Nga ông Đào Trọng Thi, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục Thanh niên Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Việt Nam, đã nhấn mạnh điều đó trong cuộc đàm đạo với phóng viên Đài phát thanh "Sputnik". Nhiệm vụ này được ghi trong Hiệp định về hợp tác giữa hai hội hữu nghị đến năm 2020, đã được ký kết trong thời gian chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Nga. Những hội viên mới — sinh viên Việt Nam của các trường đại học Nga, sinh viên Nga nghiên cứu Việt Nam cũng như các nhà Việt Nam học người Nga và các nhà Nga học người Việt sẽ góp phần phát triển tình hữu nghị giữa hai nước.
Ở Nga, sự quan tâm đến Việt Nam ngày càng tăng. Các trường đại học Nga muốn để có nhiều sinh viên Việt Nam học tại đây. Các sinh viên Việt Nam được cấp số lượng lớn nhất học bổng Nga trong số các nước ngoài xa. Hãy làm gia tăng số người góp phần củng cố tình hữu nghị Nga-Việt!