Sự kiện được dự kiến tại Bắc Kinh vào khoảng tháng Sáu. "Chúng tôi sẽ cố gắng tiến hành cuộc gặp, nhưng tôi chưa biết ngày cụ thể," — Bộ trưởng Tài chính Nhật bản Taro Aso nói tại buổi họp báo. Khả năng, một trong những chủ đề sẽ là sự tham gia của Tokyo vào Ngân hàng đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) do Bắc Kinh khởi xướng.
Mới tuần trước, Nhật Bản loại trừ mọi khả năng có kế hoạch gia nhập đề án của Trung Quốc. Trong khi đó, con số thành viên AIIB đã có hơn 50 quốc gia. Trong đó có các đồng minh của Mỹ như Anh, Pháp, Đức, Ý, Hàn Quốc. Hoa Kỳ không đủ sức cản trở sự xuất hiện của ngân hàng này cũng ngỏ ý sẵn sàng hợp tác. Dường như Tokyo nhận ra nguy cơ bị cô lập trong sự hình thành của cấu trúc tài chính và chính trị mới ở khu vực. Đồng thời, nảy sinh mối lo ngại Mỹ sẽ không thể bảo vệ Nhật Bản trước uy thế ngày càng tăng của Trung Quốc. Đã tới lúc phải thay đổi luật chơi. Xuất phát từ đây mà có sự nhún gối nhã nhặn trước Trung Quốc — bày tỏ mối quan tâm tới dự án.
Một động thái nhún nhường nữa là việc Nhật Bản bày tỏ sự hối hận sâu sắc về những hành động xâm lược trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Điều này đã được Bộ Ngoại giao trình bày trong Sách xanh đối ngoại hôm 7 tháng Tư. Những từ ngữ như vậy lần đầu tiên được vận dụng, — ông Valery Kistanov, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Nhật Bản Viện Viễn Đông cho biết trong cuộc phỏng vấn với Sputnik:
"Động cơ đã rõ ràng. Ở Trung Quốc cũng như ở các nước láng giềng khác của Nhật Bản, đặc biệt là Hàn Quốc, dư luận rất quan ngại về đường lối của Thủ tướng Shinzo Abe. Ông được coi là một diều hâu trong chính sách đối ngoại — ông hướng tới tăng sức mạnh quân sự Nhật Bản, ủng hộ sử dụng tích cực hơn nữa Lực lượng Phòng vệ bên ngoài biên giới Nhật Bản. Quan hệ với Trung Quốc, Hàn Quốc có nhiều căng thẳng. Ông Shinzo Abe cho rằng, Nhật Bản phải được giải thoát khỏi xiềng xích của chế độ hậu chiến tranh, đã áp đặt đất nước một hiến pháp yêu chuộng hòa bình. Điều này làm cho dự luận quốc tế thấy phải cảnh giác. Để giảm nhiệt mối lo ngại quốc tế, dường như chính phủ Nhật Bản đã ra quyết định lần đầu tiên đưa tuyên bố sự hối hận sâu sắc vào Sách xanh đối ngoại. Một sự nhún gối bất đắc dĩ."
Bước làm được thực hiện trước thềm kỷ niệm lần thứ 70 kết thúc Thế chiến II. Động thái này không phải ngẫu nhiên, — theo chuyên gia Alexander Larin từ Trung tâm Nghiên cứu Trung Quốc thuộc Viện Viễn Đông:
"Điều này chắc chắn là một khoảnh khắc đặc biệt trong đường lối chính sách của Tokyo. Trước đấy, các nhà lãnh đạo Nhật Bản nói chung không bao giờ lại vội vã ngỏ lời xin lỗi. Đặc biệt, sự ăn năn với những tội ác khủng khiếp của thực dân Nhật trên đất Trung Quốc. Khi mốc kỷ niệm 70 năm kết thúc Chiến tranh Thế giới II đang tới gần, rõ ràng Nhật Bản đã đi đến kết luận, đây là thời điểm thích hợp thực hiện một số thay đổi trong quan điểm bất di bất dịch trước đây. Ngoài ra, còn cả những áp lực lớn từ phía Trung Quốc, nước đã nhiều lần yêu cầu Nhật Bản thay đổi lập trường và xin lỗi. Đây quả là sự kiện quan trọng. Nhưng liệu có thể coi đó như một bước tiến tới sự hối hận sâu sắc, sẽ trở thành xu hướng chính trị mới? Hay chỉ là động thái tạm thời, hy vọng Nhật Bản bớt bị chỉ trích tại thời điểm thế giới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng? Một câu hỏi lúc này chưa thể trả lời."
Cỏ vẻ như tảng băng ngoại giao trong quan hệ Trung-Nhật đang dần tan. Khởi đầu có phần lạnh nhạt, qua cái bắt tay của Thủ tướng Shinzo Abe và Chủ tịch Tập Cận Bình bên lề diễn đàn APEC ở Bắc Kinh. Tuy nhiên, hôm thứ Tư tuần này, phái đoàn quốc hội Trung Quốc do Phó Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Cát Bỉnh Hiên dẫn đầu bắt đầu một chuyến thăm Nhật Bản bốn ngày. Tại Tokyo, hôm 19 tháng 3, Trung Quốc và Nhật Bản đã tổ chức cuộc đối thoại đầu tiên trong bốn năm qua về các vấn đề an ninh. Còn vào ngày 21 tháng 3, ở Seoul các Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc cũng khôi phục cuộc họp ba bên đầu tiên kể từ tháng 4 năm 2012.