Ở lại hậu phương chủ yếu là các phụ nữ, cụ già và trẻ em. Chính trên vai họ là toàn bộ gánh nặng lao động để đảm bảo hậu cần cho quân đội. Thực tế gần như toàn bộ ngành công nghiệp đã chuyển sang sản xuất các mặt hàng quân sự. Tất cả đều đứng bên các cỗ máy trong các công xưởng, kể cả thiếu niên và trẻ em.
Ngay từ khi bắt đầu chiến tranh, ngày làm việc đã kéo dài thành 10, và ở một số nơi, là 12 tiếng đồng hồ liền. Không tồn tại khái niệm như kỳ phép hoặc ngày nghỉ cuối tuần. Rất thiếu thốn nhân lực, vì vậy các xí nghiệp tích cực hô hào lớp thiếu niên từ 14 tuổi tham gia sản xuất. Các em làm việc ngang với người lớn, nhưng không bao giờ phàn nàn. Những giờ làm việc mệt mỏi bên cỗ máy cũng có những ưu điểm của nó, — nhà văn kiêm sử gia nghiên cứu về Thế chiến II, Aleksandr Bondarenko cho biết.
“Đó không phải là thứ lao động ép buộc trẻ em, mà là cứu cánh, bởi vì các em được nuôi ăn, có chế độ chăm sóc và giám sát đặc biệt. Ai đó sống ngay trong công xưởng. Trẻ em trong nhà máy nhận thẻ phân phối không phải dành cho suất ăn theo, mà là thẻ phân phối dành cho công nhân thực thụ. Trong khu xưởng luôn ấm áp chứ không phải là căn hộ trống rỗng và lạnh buốt. Ít nhất cũng đủ điều kiện nhất định dành cho cuộc sống”.
Điều kiện trong các xí nghiệp quả thực tốt hơn bên ngoài. Thay vì 200 gram bánh mì, các bạn trẻ lao động được cấp phát 500 gram. Theo thước đo của thời gian đó, chế độ như vậy được xem là no đủ. Vì vậy, phần lớn các thiếu niên đều cố gắng tự trau dồi để nắm vững một nghề nào đó. Nhưng dù sao chế độ vật chất không hẳn là nguyên nhân chính để đi làm. Các trẻ em và thiếu niên muốn cố gắng có đóng góp vào sự nghiệp bảo vệ đất nước. Thông thường hay gặp các bạn trẻ này đứng máy tiện. Ở đó không đòi hỏi nhiều kinh nghiệm hoặc học vấn, nhưng cần có sức chịu đựng dẻo dai. Thêm nữa, những đứa trẻ không xem những giờ lam việc chăm chỉ này là thưa lao động khổ sai, mà cũng không nuôi tham vọng sắm vai người hùng, — nhà sử học quân sự Boris Yulin nhận xét.
“Đó đã là những gì được gọi là chủ nghĩa anh hùng của những người lao động thầm lặng ở hậu phương. Tức là, con người không thực hiện chiến công nổi bật đặc biệt. Nhưng chiến công có thật, chiến công bao hàm ở chỗ em thiếu niên làm việc suốt ngày trong công xưởng, nhà máy. Mà rất thường xuyên làm quá giờ và phải ngủ lại ngay bên những cỗ máy”.
Chiến công thường nhật như vậy đã tạo điều kiện để trong một thời hạn ngắn ngủi đẩy tăng nhịp độ sản xuất. Đến cuối năm 1942, các doanh nghiệp xô-viết đã tiến lên mức trước chiến tranh.
Lao động cứu cánh
© Sputnik / Григорий Чертов
/ Đăng ký
Hơn 30 triệu nam giới đã được tổng động viên ở Liên Xô trong những năm Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại 1941-1945 .