Cuộc chạy đua Tổng thống thứ hai của bà Hillary Clinton

© Fotobank.ru/Getty Images / Chip SomodevillaHillary Clinton
Hillary Clinton - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Hôm Chủ nhật bà Hillary Clinton công bố sẽ lần thứ hai tranh chức Tổng thống Hoa Kỳ.

Bà Clinton đã đi vào lịch sử trong ba thập kỷ qua ở cấp quyền lực cao nhất của nước Mỹ. Khi là đệ nhất phu nhân trong nhiệm kỳ Tổng thống của ông chồng Bill Clinton (1992-2001), bà chẳng hề thua kém đức phu quân về độ nổi tiếng và phần nhiều đã giúp sức "kéo co" giành phần thắng cho chồng ở cả hai chiến dịch tranh cử.

Bà Clinton 67 tuổi có những cơ hội lớn để thành ứng viên đề cử của đảng Dân chủ. Ngay từ trước khi chính thức bắt đầu chiến dịch vận động, bà Clinton đã có đảm bảo lợi thế mạnh nếu so với các ứng viên Dân chủ khác, bởi có sự hỗ trợ trong  đảng này từ các nhà tài trợ giàu có và bộ phận đáng kể các cử tri Dân chủ. Về mức độ danh tiếng bà Clinton chẳng hề thua kém cả các đồng nghiệp cùng đảng, cũng như  bất kỳ ứng viên tiềm năng nào của đảng Cộng hòa. Nhưng phần quyết định sẽ thuộc về các cử tri. Mà cử tri Mỹ lại thường không thích nếu đại diện của một trong hai đảng "ngồi lì" mãi trong Nhà Trắng, và sau hai nhiệm kỳ của vị Tổng thống Dân chủ, có lẽ sẽ có xác suất cao về bầu chọn một người của đảng Cộng hòa, không tùy thuộc vào chuyện ai sẽ được đảng Dân chủ đề cử.

Nếu dù sao chăng nữa bà Clinton vẫn giành được chức Tổng thống, hẳn là bà sẽ phải "có chuyện" với phái phản biện cứng rắn của đảng Cộng hòa. Thượng viện có thể chuyển sang tay các đảng viên Dân chủ trong cuộc bầu cử tiếp theo, nhưng Hạ viện thì trong tương lai gần vẫn nằm trong tay những người theo phái Cộng hòa, đảm bảo cho Washington sự cân bằng-trì trệ chính trị giả như tân Tổng thống là ứng viên từ đảng Dân chủ. Trong hệ thống Mỹ sự kiềm chế và khả năng đối trọng của Tổng thống chỉ giới hạn, vì vậy bất kỳ hứa hẹn nào mà bà Clinton đưa ra nếu được bầu rồi vẫn sẽ chỉ là lời hứa.

Trong khi thi hành chức trách Ngoại trưởng Hoa Kỳ, bà Clinton đã tích cực thi hành đường lối của thủ trưởng Barack Obama về "tái khởi động" quan hệ với Nga, mặc dù tự bà không chủ động phân định chính sách theo hướng này. Ngay sau khi bà Clinton rời khỏi Bộ Ngoại giao, quan hệ với Nga liền tuột dốc: trước tiên là vụ Edward Snowden, nhân vật cáo giác bí mật của tình báo Mỹ rồi chạy trốn xin tị nạn ở Nga; tiếp đó là bất đồng sâu sắc về Ukraina. Thời điểm hiện nay, các tiếp xúc thường xuyên giữa hai nước bị đóng băng ở nhiều khía cạnh, chỉ có sự hợp tác thưa thớt theo những vấn đề như đàm phán về chương trình hạt nhân của Iran. Lệnh trừng phạt của Mỹ đang tác động chống Nga, còn trong quan hệ với các nhà xuất khẩu Mỹ thì Nga ban hành biện pháp phản cấm vận.

Giáo sư Oleg Matveychev từ Trường Kinh tế cấp cao cho rằng Nga sẽ khó thỏa thuận với một Tổng thống như bà Clinton. "Bà Clinton sẽ gắng sức thể hiện là một vị đại thủ lĩnh, sẽ đưa ra những tuyên bố lớn tiếng, sẽ có vô số thay đổi thất thường, nhiều rắc rối khó chịu khi tiến hành cuộc đối thoại với bà mà không có triển vọng đồng thuận", — chuyên viên Oleg Matveychev tuyên bố với phóng viên của RIA Novosti.

Tuy nhiên, người ta không nghe thấy giọng bà Clinton  trong dàn đồng ca của cả đảng Cộng hòa và đảng Dân chủ, khi họ hô hào Tổng thống Barack Obama cung cấp vũ khí cho chính giới Kiev. Rõ ràng là trong quá trình chiến dịch tranh cử, Nga có thể xuất hiện dưới dạng "con ngóao ộp" trong những ngôn từ phát biểu của đảng Dân chủ cũng như đảng Cộng hòa. Theo truyền thống, sau khi thay đổi quyền lực ở Hoa Kỳ ban lãnh đạo mới  sẽ xem xét lại và thay đổi các định hướng ưu tiên đối ngoại, thường tuân theo hướng dẫn của tiêu chí thực dụng, chứ không phải là cảm hứng. Thực tế cho thấy rằng, người của đảng Cộng hòa trong Nhà Trắng nói chung tương tác với Nga tốt hơn một chút so với người của đảng Dân chủ.

Thực tế là quan hệ của Matxcơva với chính quyền đương nhiệm đã bị xấu đi một cách vô vọng, cho phép trông đợi sẽ có một số thay đổi song hành với sự thay đổi quyền lực ở Washington. Tuy nhiên, những thay đổi đó hẳn sẽ không ảnh hưởng đến mâu thuẫn tổng thể. Tháng Chạp 2014, cả hai viện của Quốc hội Mỹ thậm chí đã không hề cần thủ tục thảo luận "Đạo luật về sự hỗ trợ cho Ukraina", trong đó kêu gọi Nhà Trắng mở rộng lệnh trừng phạt chống Nga và cấp vũ khí cho Ukraina — đạo luật này đã thông qua nhanh chóng với sự nhất trí của Lưỡng viện Quốc hội.

Chuyên viên Nga cho rằng, dù là ai chăng nữa thành chủ nhân Nhà Trắng vào tháng 11 năm 2016, thì hiện thời cũng chẳng nên hy vọng vào khả năng hủy bỏ các biện pháp trừng phạt lẫn nhau và đợt "tái khởi động quan hệ" mới trong bang giao.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала