Những thách thức và triển vọng".
Những sự kiện gần đây trên thế giới cho thấy rằng, phần lớn các mối đe dọa an ninh có phạm vi toàn cầu, ngày nay không có nước nào được đảm bảo sẽ tránh khỏi những biến động quân sự và chính trị.
Trong những năm gần đây, chúng ta đã chứng kiến cả một loạt "cuộc cách mạng màu", cuộc nội chiến ở Ukraina, lực lượng khủng bố ngày càng gia tăng, "Nhà nước Hồi giáo" đang nổi lên. Cộng đồng quốc tế lo ngại với các sự kiện đó và nhiều sự kiện khác. Để đối phó với các mối đe dọa như vậy cần phải tập trung nỗ lực của tất cả các nước và các tổ chức quốc tế. Cần phải vạch ra lập trường chung về các quá trình đang diễn ra trong lĩnh vực an ninh.
Thứ trưởng Antonov cho biết, Bộ Quốc phòng đã gửi lời mời đến 80 quốc gia. Hơn 300 đại biểu đã xác nhận sự tham gia của mình. 15 đoàn đại biểu do các bộ trưởng quốc phòng dẫn đầu. Tại hội nghị sẽ thảo luận về vai trò của sự hợp tác quân sự trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa khủng bố, cùng với các đối tác nước ngoài chúng tôi sẽ thảo luận về diễn biến sự kiện ở Afghanistan, về các biện pháp đấu tranh chống tổ chức "Nhà nước Hồi giáo". Như dự định, tại hội nghị cũng sẽ thảo luận về vai trò của các hiệp ước và thỏa thuận trong lĩnh vực chính trị và quân sự nhằm đảm bảo sự ổn định trong khu vực và toàn cầu. Cuộc khủng hoảng ở Ukraina cho thấy rằng, các cơ chế trong lĩnh vực kiểm soát vũ khí đang hoạt động không hiệu qủa. Vì vậy, theo chúng tôi, nên trao đổi quan điểm về những hành động có thể hữu ích trong các tình huống khủng hoảng để dừng lại xung đột.
Nói về phiên bản mới của Học thuyết quân sự của Liên bang Nga do Tổng thống Nga phê duyệt vào cuối năm ngoái, Thứ trưởng Quốc phòng Nga nhận định:
Văn kiện mới phản ánh cam kết của Nga áp dụng các biện pháp quân sự để bảo vệ lợi ích quốc gia của mình và các đồng minh chỉ sau khi tận dụng hết các công cụ phi bạo lực — các biện pháp pháp lý, kinh tế, thông tin và các biện pháp khác. Dự báo các nhà phân tích phương Tây về việc, phiên bản mới của Học thuyết quân sự Nga sẽ tìm kiếm sự đối đầu, bao gồm cả danh sách các đối thủ tiềm năng và thậm chí ghi nhận điều khoản về khả năng tấn công hạt nhân phủ đầu, đã không thành hiện thực.
Thứ trưởng Quốc phòng Nga nói tiếp, quan hệ với các nước châu Âu đã trở thành căng thẳng do cuộc khủng hoảng ở Ukraina. Những kết quả tích cực đạt được trong quan hệ với NATO đã bị sụp đổ. Thay cho sự hợp tác và các biện pháp tin cậy, các thành viên NATO dẫn công việc đến sự đối đầu. Hôm nay chúng ta thấy rõ NATO đang gia tăng hoạt động với quy mô lớn chưa từng thấy gần biên giới Nga.
Trong phiên bản mới của Học thuyết quân sự xuất hiện khái niệm mới — "răn đe phi hạt nhân", có nghĩa là, áp dụng các biện pháp phi hạt nhân: gói biện pháp ngoại giao, quân sự và kỹ thuật quân sự nhằm ngăn chặn cuộc xâm lược chống lại Liên bang Nga.
Xin lưu ý rằng, phiên bản mới rất chú trọng sự hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tăng cường an ninh quốc tế: phải củng cố hệ thống an ninh tập thể (CSTO) và tăng cường sự hợp tác trong khuôn khổ CIS, OSCE, SCO, cũng như với một số nước.
Văn kiện cho thấy rõ rằng, Nga muốn duy trì cuộc đối thoại bình đẳng trong lĩnh vực an ninh châu Âu với EU và NATO, chủ trương thúc đẩy quá trình xây dựng mô hình an ninh mới ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương dựa trên nguyên tắc các nước từ chối tham gia liên minh quân sự.