Cây bút chính luận viết như sau:
Trong ba ngày, từ 23 đến 25 tháng Tư, song song có việc đóng tàu phá băng dành cho Hải quân và hạ thủy một tàu ngầm mới. Tàu phá băng dự kiến sử dụng để đảm bảo hoạt động của Hạm đội Bắc trong vùng Bắc Cực. nên nhớ là hiện nay Nga sở hữu hạm đội tàu phá băng hạt nhân lớn nhất thế giới. Còn chiếc tàu ngầm được thiết kế dành cho Hạm đội Biển Đen. Sáu tàu ngầm của đề án này sẽ tăng cường năng lực của Hạm đội trong các chiến dịch tại khu vực trách nhiệm, trên thực tế, sẽ hoàn chỉnh bước đột phá công nghệ. Còn loạt tàu phòng thủ chống ngư lôi đầu tiên tụ hội những thành tựu khoa học mới, có thân tàu lớn nhất thế giới làm bằng sợi thủy tinh nguyên khối, độ dằn nước 900 tấn, chiều dài 60 mét và cơ số thủy thủ đoàn 44 người.
Vào cuối năm ngoái sang đầu năm nay đã khởi công đóng bốn tàu ngầm diesel-điện và một số tàu nổi. Độ năng động thấy rõ. Bất kể mấy thập kỷ khó khăn về kinh tế-xã hội, thiếu vắng đơn đặt hàng, tại các xưởng đóng tàu của Nga vẫn bảo lưu được hiệu năng sản xuất, đội ngũ chuyên viên có trình độ và công nghệ cao. Trong đó, chương trình đóng tàu hoạch định rõ những nhiệm vụ tương lai, sự hiệp lực của các nhóm tàu cũng như khả năng tương tác kết nối của các cơ sở nhà máy, tập đoàn.
Trong một vài năm tới sẽ đổi mới cả lực lượng tàu ngầm hạt nhân của Hải quân Nga. Chương trình trang bị cấp nhà nước đến năm 2020 dự trù xây dựng và đưa vào đội ngũ phục vụ chiến đấu 8 chiếc tàu ngầm tên lửa đạn đạo "Borei”, bố trí trên khoang từ 16 đến 20 tên lửa đạn đạo "Bulava" (mỗi chiếc có thể mang 6-10 đầu đạn hạt nhân và đủ sức vượt qua hệ thống lá chắn tên lửa Mỹ).
Nhiệm vụ chính của Hải quân Nga vẫn là kiềm chế-răn đe chiến lược. Chỉ Hạm đội Thái Bình Dương trong khuôn khổ chương trình tái vũ trang 10 năm sẽ nhận được sáu tàu ngầm tên lửa đạn đạo có ý nghĩa chiến lược. Còn chiếc đầu tiên trong số sáu tàu ngầm tấn công đa mục đích của đề án "Yasen” sẽ nhập vào thành phần chiến đấu của Hạm đội vào năm 2017.
Nhiệm vụ ưu tiên của Hải quân vẫn là phòng thủ bờ biển, bảo vệ các tuyến đường hàng hải. Nga đang đóng loạt tàu nổi kích thước không lớn dành để hoạt động trong khu vực ven biển. Trong năm 2015, thành phần chiến đấu của Hạm đội Thái Bình Dương sẽ được bổ sung hai tàu tuần duyên như vậy và một tàu đổ bộ mới. Trong khuôn khổ thực thi chương trình trang bị cấp nhà nước cho đến năm 2020, Hải quân Nga dự kiến nhận 8 tàu ngầm tên lửa, 16 tàu ngầm đa mục đích, 54 tàu nổi các lớp và tính năng khác nhau.
Hướng ưu tiên chiến lược của quốc gia ngành đóng tàu được Tổng thống Vladimir Putin ấn định như sau: "Chúng ta nhất quán di chuyển tới mục đích đã định — tái trang bị kỹ thuật đáng kể cho các nhóm tàu ngầm và tàu nổi của Hải quân Nga. Điều đó sẽ cho phép Hải quân giải quyết cả tổ hợp nhiệm vụ đặt ra trước lực lượng, trước hết là bảo tồn nguyên tắc đồng đẳng chiến lược và đẩy lùi những mối đe dọa tiềm năng từ biển khơi, bảo vệ các hành lang giao thông, bảo vệ các thương hạm”.
Như vậy, Nga đang trở lại Đại dương Thế giới với hạm đội mới về chất. Và động tác thất hứa không cung cấp hai tàu loại “Mistral” của Pháp không gây ảnh hưởng gì tới tiến trình cùng sức mạnh và vị thế này của Nga.
Nga trở lại đại dương thế giới với hạm đội chất lượng mới
17:33 24.04.2015 (Đã cập nhật: 18:27 24.04.2015)
© Sputnik / Alexander Petrov
/ Đăng ký
Quá trình năng động xây dựng và đổi mới các tàu trong đội ngũ Hải quân đang củng cố vị thế của Nga trên đại dương thế giới, và chuyện Pháp không bàn giao tàu "Mistral" chẳng hề gây ảnh hưởng gì, - đó là nhận định của quan sát viên Hãng thông tấn quốc tế "Rossiya Segodnya" Aleksandr Khrolenko.