Ông Alexander Panov, chuyên gia hàng đầu của Viện Mỹ và Canada, cựu Đại sứ Nga tại Nhật Bản cho rằng người Mỹ mong đợi lời xin lỗi của ông Abe cho cuộc chiến tranh Nhật Bản chống Hoa Kỳ. Và điều này lại liên quan với Trung Quốc.
Ông Alexander Panov nói:
“Tôi nghĩ rằng Hoa Kỳ không muốn làm trầm trọng thêm mối quan hệ với Trung Quốc. Điều này được phản ánh trong thái độ của họ với chiến tranh thế giới thứ hai. Mỹ hiểu rằng nếu họ cãi nhau với Nga, họ lại còn cãi nhau với Trung Quốc nữa thì họ sẽ phải đối mặt với một mặt trận thống nhất khi tranh luận về cuộc chiến. Nhưng nước Mỹ cũng tham chiến và đã mất mát khoảng 500 nghìn người, chủ yếu ở khu vực Thái Bình Dương. Mỹ không hài lòng khi Nhật Bản tiếp tục trốn tránh một định nghĩa rõ ràng về tội lỗi của họ trong thế chiến II. Ngay cả báo chí Nhật Bản, chẳng hạn như tờ Mainichi hoặc Japan Times đều lên tiếng kêu gọi Thủ tướng hãy xin lỗi. Chỉ ăn năn hối cải là chưa đủ. Cần phải thành thật thừa nhận trách nhiệm của mình đối với sự xâm lược và chủ nghĩa thực dân. Có lẽ, thủ tướng Abe “để dành” cho bài phát biểu của ông tại Quốc hội Mỹ? Rõ ràng, nếu ông Abe không phát biểu tại Hoa Kỳ với bài diễn văn sám hối, điều đó sẽ làm suy giảm nghiêm trọng kết quả của chuyến công du.
"Sputnik":
Theo ông, trong trường hợp quan hệ Trung-Nhật được cải thiện, liệu điều đó có gây khó khăn cho Washington khi sử dụng Nhật Bản như đối sách kiềm chế Trung Quốc hay không?
Ông Alexander Panov nói:
“Tôi nghĩ rằng người Mỹ sẽ không lo ngại chuyện này. Họ xuất phát từ thực tế là Trung Quốc và Nhật Bản không thể coi mối quan hệ tốt với nhau là ưu tiên, bởi vì Trung Quốc sẽ không bao giờ cho phép Nhật Bản đóng vai trò quan trọng trong khu vực này, bởi Trung Quốc tự coi mình là một cầu thủ lớn. Và bản thân người Mỹ cũng muốn kiềm chế Nhật Bản. Mới đây họ đã ngăn cản người Nhật gia nhập Ngân hàng đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á mà Trung Quốc sáng lập. Mặc dù, nếu người Mỹ thông minh hơn, họ phải đề xuất Nhật Bản gia nhập Ngân hàng, đầu tư rất nhiều tiền vào đó để nắm giữ vị trí quan trọng trong Ban giám đốc. Nhưng người Mỹ có tư duy chiến lược khá hạn chế. Tất nhiên, Nhật Bản sẽ tiếp tục tham gia chính sách kiềm chế Trung Quốc, sẽ tăng cường quan hệ với Ấn Độ, Úc, Philippines. Nhưng bản thân Nhật Bản vẫn bị người Mỹ kiểm soát, và khi mà họ còn làm điều đó thì Nhật Bản vẫn chưa phải là nỗi đau đầu của Mỹ.”
"Sputnik":
Vậy thì chuyến đi Mỹ lần này sẽ mang lại cho ông Abe?
Ông Alexander Panov nói:
“Nhật Bản hiện nay lo lắng nhất về Trung Quốc và mối quan hệ tốt của Trung Quốc với Hoa Kỳ. Còn ông Abe thì muốn nghe Mỹ khẳng định rằng đối với họ, Nhật Bản là bạn tốt nhất, Mỹ sẽ không bỏ rơi Nhật Bản và luôn sẵn sàng giúp đỡ, rằng Nhật Bản cần không cần lo sợ Trung Quốc. Ông Abe đi tới Quốc hội Mỹ với tâm trạng như vậy. Ông cũng mong không bị người ta buộc tội vì những sai lầm trong quá khứ, vì Nhật Bản chủ yếu chiến đấu với Mỹ. Và sự ăn năn của Nhật Bản là điều rất quan trọng đối với người Mỹ. Vì vậy, lần này, khi ông Abe đến Hoa Kỳ, người Mỹ muốn nghe thủ tướng Nhật Bản nói lên một câu xin lỗi đầy đủ vì quá khứ.
Đối với ông Abe, chuyến đi Mỹ lần này quả là không hề đơn giản!
Liệu ông Shinzo Abe có xin lỗi nước Mỹ vì cuộc chiến tranh thế giới thứ hai?
© AP Photo / Shizuo KambayashiShinzo Abe
© AP Photo / Shizuo Kambayashi
Đăng ký
Ngày 26 tháng Tư, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe lên đường thực hiện chuyến thăm Mỹ dài ngày, nơi ông sẽ vinh dự phát biểu tại phiên họp chung của cả hai viện Quốc hội. Bài phát biểu này, cũng như chuyến thăm của Thủ tướng Nhật Bản đến Hoa Kỳ có thể sẽ rất phức tạp.