Về phạm vi và lực lượng tham gia, trận đánh được coi là cuộc giao tranh lớn nhất trong lịch sử Thế chiến II cũng như toàn bộ lịch sử quân sự. Tuyến mặt trận trải dài suốt 750 km. Còn bề rộng là mặt nước con sông lớn thứ ba ở châu Âu, ở hạ lưu đạt tới 3 km. Từ cả hai phía, lực lượng tham gia cuộc chiến gồm khoảng 4 triệu binh sĩ.
Cuộc đọ sức vì Dnepr kéo dài bốn tháng, diễn ra từ 26 tháng Tám đến 23 tháng Chạp năm 1943, gồm một số trận đánh quyết định. Thất bại trong chiến dịch Chernigov-Poltava, đội quân Hitler vội vã xông đến Dnepr. Cuộc vượt sông của các chiến sĩ Xô-viết là sự kiện chưa từng thấy trong lịch sử chiến tranh. Giai đoạn cuối cùng là giải phóng Kiev. Nhưng giữa những sự kiện này còn đan xen hàng loạt trận đánh quan trọng, nhờ đó Hồng quân mới có thể giành chiến thắng. Sau khi bị thua ở vòng cung Kursk, Hitler hiểu ra rằng cuộc tấn công của Liên Xô sẽ không ngừng lại, mà các đồng minh trong phe phát-xit vào thời điểm đó không còn tin vào sức mạnh bất khả chiến bại của Đức Quốc xã và bắt đầu quay lưng lại với Hitler. Quốc trưởng phát-xit quyết định tranh thủ thời gian và tăng cường tuyến phòng thủ dọc theo bờ sông Dnepr. Cái gọi là “Thành lũy phương Đông” bắt đầu được kiến thiết và củng cố ngay lập tức, thế nhưng nó không giúp ích cho người Đức, — sử gia Konstantin Zaleski từ Viện Nghiên cứu chiến lược Nga nêu nhận xét.
“Quân Đức không có đủ thời gian để đảm bảo gia cố "Thành lũy phương Đông" ở tất cả các vị trí. Tuy vậy, "Thành lũy phương Đông" đã nổi lên ít nhất là trên bờ phải của Dnepr, cao hơn hẳn so với bờ bên trái. Thoạt đầu tạo lập những cứ điểm tiện lợi cho phòng thủ. Nhưng dù sao chăng nữa vẫn bị chọc thủng”.
Vượt sông Dnepr là giai đoạn khó khăn nhất của cuộc giao tranh ở đây. Không có đủ phương tiện tàu thuyền cần thiết, những người lính vượt từ bờ trái qua sông bằng bè và cả những tấm ván, — sử gia Konstantin Zaleski cho biết.
“Theo qui tắc của nghệ thuật chiến tranh, đội quân Xô-viết phải dừng lại ở bờ bên trái, chờ tập hợp đủ dự trữ và phương tiện cần thiết. Nhưng như thế cũng có nghĩa là về phần mình quân Đức cũng có thể huy động tiếp viện và pháo binh, mà lại vẫn còn thời gian để củng cố trận địa trên bờ phải của Dnepr. Do đó, ban chỉ huy Xô-viết thông qua quyết định vừa vượt sông Dnepr vừa chuyển quân. Động thái đó dẫn đến những tổn thất lớn”.
Kế hoạch của Đức muốn chặn đứng quân đội Liên Xô ở bờ sông Dnepr đã thất bại. Tàn quân Đức trong khu vực Ukraina bên bờ phải cũng bị tiêu diệt. Kết quả có ý nghĩa ở tầm chiến lược còn là việc đánh chiếm Kiev — người mẹ của các thành phố Nga, trung tâm kinh tế, công nghiệp và giao thông vận tải quan trọng bậc nhất. Tiếp đó, Hồng quân mở đường thẳng tiến châu Âu.
Trận Dnepr
22:33 26.04.2015 (Đã cập nhật: 12:23 27.04.2015)
© Flickr / Jorge LáscarTrận Dnepr
© Flickr / Jorge Láscar
Đăng ký
Trận Dnepr có lẽ là điển hình nổi bật về giao tranh quy mô lớn và tốc độ nhanh chóng vượt chướng ngại nước, đặc biệt nếu tính đến mức kháng cự ác liệt của đối phương.