Bài báo nhận xét rằng, tổng thống Mỹ có những lý do riêng để đề cao vai trò biện pháp trừng phạt, nhưng trong cuộc thảo luận tại hội nghị toàn cầu Viện Milken vừa kết thúc ở Los Angeles, các chuyên gia đã không đồng ý với tuyên bố của Tổng thống Obama và cho rằng ông vội vã với kết luận.
Suy thoái kinh tế ở Nga, theo các chuyên gia chủ yếu gắn liền với việc giá dầu giảm chứ không phải do biện pháp trừng phạt từ phương Tây. Đồng tiền Nga đã ổn định giá trị sau đợt mất giá mạnh hồi năm qua, thị trường chứng khoán phục hồi hơn 20% trong năm nay.
Theo nhân xét của ông trùm đầu tư David Bonderman, các biện pháp trừng phạt của phương Tây chỉ càng đóng góp cho sự tích cực đầu tư vào Nga. "Thị trường đã giảm đáng kể, có sự thiếu vốn. Thông thường lợi nhuận cao ở đâu có binh sĩ trên đường phố hay giá cả thấp nhất," — ông Bonderman nói.
Một nhóm chuyên viên, — Fortune viết, — đã nhất trí lên án chính sách của Mỹ đối với Nga, gọi đó là việc làm "không hiệu quả và thiển cận." Các nhà phân tích tin rằng, giới đầu tư Nga và nước ngoài chỉ hưởng lợi nếu dỡ bỏ lệnh trừng phạt. Bài viết nhấn mạnh rằng, sự tăng trưởng của thị trường Nga, cũng như uy tín của Vladimir Putin cho thấy rằng nền kinh tế Nga không trong hình dạng tồi tệ như phương Tây nghĩ.
Điều này được khẳng định bằng tình hình tại nhiều doanh nghiệp của Nga. Ví dụ, như Giám đốc Chiến lược Atomenergomash ông Konstantin Tulupov cho biết, tập đoàn đang lập kế hoạch tăng khối lượng các đơn đặt hàng trong năm nay vượt con số 300 tỷ rúp. Ông giải thích rằng, sự tăng trưởng danh sách đặt hàng sẽ dựa trên các hợp đồng cung cấp thiết bị cơ sở điện hạt nhân do Rosatom xây dựng ở Nga và nước ngoài. Đặc biệt, đã ký kết các hợp đồng cung cấp thiết bị đồng bộ cho nhà máy điện hạt nhân ở Thổ Nhĩ Kỳ và Phần Lan.
Ông Tulupov bổ sung rằng, một trong những mục tiêu chính của Atomenergomash là gia tăng đáng kể sự hiện diện trên các thị trường phi hạt nhân liên quan, kể cả ở nước ngoài.