Nhà báo Azerbaijan Gulnara Mamedzade nhận xét rằng, có lẽ, đỉnh điểm của cuộc tấn công thông tin vào Nga vẫn còn phía trước. Cô Gulnara viết: Nói thật, tình trạng này làm giảm giá trị của chiến công chung của tất cả các nước chiến thắng trong cuộc thế chiến đó. Tình hình càng thêm đáng buồn do sự phân ly bị khiêu khích từ bên ngoài giữa hai dân tộc anh em Slavic — Nga và Ukraina.
Hiện nay, thế giới phương Tây xem xét việc tham gia hoặc không tham gia lễ kỷ niệm tại Matxcơva vào ngày 9 tháng 5 như một yếu tố gây áp lực lên nước Nga. Trong số 68 lãnh đạo nhà nước nhận lời mời chính thức đến dự lễ kỷ niệm ở Matxcơva, hơn 30 người đã khẳng định sẽ có mặt, đó là lãnh đạo của hầu như tất cả các nước CIS, Việt Nam, Trung Quốc, Ấn Độ, Mông Cổ, Serbia, Montenegro, Macedonia, Slovakia, Hy Lạp và Cyprus. Nhưng, một số lãnh đạo công khai từ chối đến Matxcơva vào ngày 9 tháng 5: một số người vì lý do ý thức hệ, và những người khác chỉ sợ chọc giận Washington. Lập trường của họ là một thách thức đối với các giá trị toàn cầu, xúc phạm đối với ký ức của những người lính đã từng xả thân chiến đấu chống paht xít, không chỉ những chiến sĩ Hồng quân mà còn những người đã chiến đấu trên mặt trận thứ 2. Tất cả những người này đã hy sinh vì một mục tiêu chung — để chiến thắng chủ nghĩa phát xít.
Phương Tây lợi dụng các cơ hội để nhấn mạnh tầm quan trọng của mình, làm giảm bớt vai trò của Liên Xô trong chiến thắng chủ nghĩa phát xít. Họ sử dụng tất cả các phương tiện truyền thông, bao gồm cả ngành điện ảnh, Hollywood làm các bộ phim về hoạt động anh hùng với sự tham gia của các diễn viên ngôi sao. Các tác phẩm này tác động đến ý thức quần chúng, đặc biệt khán giả trẻ, mà trong điều kiện hiện đại giới trẻ bị ảnh hưởng bởi những hình ảnh trên màn hình. Vì thế không có gì đáng ngạc nhiên khi thấy rằng, theo kết quả cuộc thăm dò ý kiến do hãng “ICM Research” thực hiện theo đặt hàng của Đài Sputnik, 43% người châu Âu từ Anh, Pháp và Đức tin rằng, quân đội Mỹ đã đóng vai trò quan trọng nhất trong việc giải phóng châu Âu khỏi chủ nghĩa phát xít, và chỉ có 13% số người được hỏi biết rằng, đó là quân đội Liên Xô.
Liệu thế hệ trẻ có thể bảo vệ sự thật về cuộc chiến tranh? Có chú ý đến các phương pháp tâm lý ngày càng tinh vi tác động đến khán giả, vấn đề này là khá phức tạp. Cư dân Nga và cư dân các nước CH Liên Xô cũ có liên hệ tinh thần và lịch sử với nước Nga đều bị tấn công thường xuyên bằng các phương tiện thông tin của phương Tây.
Tuy nhiên, trong điều kiện này, Nga đã cho thấy khả năng giáng trả những thách thức, kể cả trong lĩnh vực thông tin, và đang gia tăng nỗ lực để bảo vệ chân lý lịch sử. Tổng thống Nga nói, cần phải bảo vệ sự thật về chiến tranh: bởi vì chính các dân tộc của Liên Xô cũ do Nga đứng đầu, đã chịu gánh nặng lớn nhất của cuộc chiến. 27 triệu sinh mạng – đó là mức giá quá cao để cho phép bất cứ ai xóa sạch sự thật trong ký ức của nhân loại. Gần đây, các nhân chứng sống – các cựu chiến binh Thế chiến II đến Maxcơva từ các nước trên không gian Liên Xô cũ – đã nói về điều đó. Vào ngày 28 tháng 4, họ đã tham gia Diễn đàn quốc tế của những người chiến thắng được tổ chức tại Viện Bảo tàng Trung ương về Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại. Tại hoạt động này, các cựu chiến binh cũng như đại diện các thế hệ khác nhau từ tất cả các nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ một lần nữa lại bên nhau.