Điều này gây ra sự phản đối từ bên trong Nhật Bản và các quan ngại ở nước ngoài.
Từ 8 giờ sáng, theo lời kêu gọi của "Phong trào sưu tập một triệu chữ ký ngăn chặn chiến tranh" đã diễn ra cuộc biểu tình phản đối ngay trước văn phòng thủ tướng ở Tokyo. Trong số năm trăm người tham gia có đại diện công đoàn, các tổ chức dân sự và tôn giáo, cũng như đại diện quốc hội của Đảng Cộng sản đối lập, Đảng Dân chủ Xã hội và Đảng Dân chủ. Khẩu hiệu chính là: "Chúng tôi phản đối Chính phủ quy thông qua Luật chiến tranh!", " Chúng tôi chống quyền tự vệ tập thể " và "Đả đảo dự luật Abe!".
Trả lời phỏng vấn độc quyền đài "Sputnik", thành viên "Phong trào sưu tập một triệu chữ ký ngăn chặn chiến tranh", ông Junichi Kavadzoe giải thích lý do tại sao người Nhật phản đối luật quốc phòng mới Abe:
"Nhật Bản trước đây là quốc gia hiếu chiến, giết chết rất nhiều người. Nhớ lại câu chuyện này, tất cả chúng tôi thề sẽ ngăn chặn chiến tranh. Việc áp dụng luật mới sẽ khiến cho lịch sử lặp lại, đẩy Nhật Bản vào con đường chiến tranh. Đó là lý do tại sao chúng tôi chống lại luật này. Phong trào của chúng tôi sẽ thu thập một triệu chữ ký, đó sẽ là lực lượng có khả năng chống luật Abe."
Triển vọng quốc hội Nhật Bản thông qua luật quốc phòng mới khiến các chuyên gia Hàn Quốc lo ngại. Đặc biệt, Tổng biên tập của Viện Nghiên cứu Chính trị Asansky An Kyu Sơn cho biết:
"Seoul rất quan ngại trước thực tế rằng các lực lượng tự vệ Nhật Bản có thể được triển khai trên bán đảo Triều Tiên. Trong khi đó, ngay cả trong chiến tranh Bắc Nam, người Nam Triều Tiên cũng từ chối sự hiện diện của các lực lượng quân đội Nhật Bản. Nhật Bản và Hàn Quốc có một lịch sử chung rất phức tạp, bị u ám bởi chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản. Thực tế này khiến cho bất cứ sự tăng cường quân sự nào của Nhật Bản trong khu vực cũng khiến cho Hàn Quốc lo ngại."