Song, các phương tiện truyền thông giới thiệu những thông tin về xe tăng này.
Trước hết phải nói rằng, "Armata" không phải là tên của chiếc xe tăng mà là khung gầm bọc thép, mà trên cơ sở đó sẽ tạo ra hàng loạt các xe chiếu đấu khác. Ngoài xe tăng chủ lực T-14, trên khung gầm bọc thép có thể lắp đặt pháo tự hành và hệ thống phòng không. T-14 là loại kỹ thuật quân sự đầu tiên của Nga được tạo ra trong thời kỳ hậu Xô Viết, mà quá trình thiết kế chế tạo chỉ mất 6 năm. Một vài phần như vỏ thép hay tháp pháo đã được thiết kế mà không dựa theo bất kì một nguyên mẫu nào.
Xe tăng T-14 "Armata" được trang bị pháo điều khiển từ xa lắp trên tháp không có người ngồi. Chắc rằng, đây là một công nghệ mang tính cách mạng được sáng tạo bởi các kĩ sư, nhờ đó có khả năng bảo vệ cao các thành viên kíp xe ngồi trong một khoang bọc thép.
Theo dữ liệu của Bộ Quốc phòng Nga, do được trang bị một tháp pháo thế hệ mới và có tầm nhìn mở rộng bởi các hệ thống máy quay và cảm biến gắn xung quanh xe tăng, "Armata" đang trên đường trở thành xe tăng chủ lực không người lái đầu tiên trên thế giới. Theo Phó Thủ tướng Nga Dmitry Rogozin, trong tương lai, các mẫu Armata T-14 sẽ được trang bị pháo cỡ nòng 152 mm có khả năng đâm thủng một lá chắn thép dày tới 1m.
Trên xe tăng bố trí hệ thống bảo vệ chủ động "Afganit " có sử dụng radar để dò ra và tự động đánh chặn các mối nguy hiểm tiềm tàng như tên lửa chống tăng. Mặc dù chưa có những chi tiết về hệ thống "Afganit", nhưng, các nguồn tin ở Nga cho biết, hệ thống này có thể ngăn cản được cả tên lửa trực thăng tấn công Apache của Mỹ.
"Armata" là nhẹ hơn hầu hết các mẫu xe tăng của phương Tây. Xe tăng T-14 có thể đạt vận tốc đa 90 km/giờ, nhanh hơn 20 km/giờ so với xe tăng chủ lực của Mỹ Abrams M1A2.
Mặc dù chưa hề được sản xuất hàng loạt, giá của một chiếc Armata T-14 được cho là 400 triệu rúp/chiếc, tức là khoảng 8 triệu USD. Mà đó là rẻ hơn xe tăng AMX Leclerc của Pháp và Abrams M1A2 của Mỹ, thậm chí mức giá này còn thấp hơn cả thế hệ mới của xe tăng K2 Black Panther của Hàn Quốc và xe tăng Type 10 của Nhật Bản.
Nga lên kế hoạch sản xuất tổng cộng 2.300 xe tăng "Armata", 500 chiếc mỗi năm. Ấn Độ với tư cách đối tác quan trọng nhập khẩu khối lượng lớn nhất kỹ thuật quân sự của Nga có khả năng là nước ngoài đầu tiên mua xe tăng "Armata".