Cả Tokyo và Matxcơva đều hy vọng rằng chuyến thăm này sẽ giúp khắc phục những xu hướng tiêu cực trong quan hệ Nga-Nhật Bản, vốn xuất hiện trong những năm gần đây nhất do những sự kiện ở Ukraina.
Hôm nay tại Tokyo ông Sergei Naryshkin tham gia ký kết các chương trình tiến hành Liên hoan Văn hóa Nga tại Nhật Bản trong thời hạn 5 năm. Không cần nghi ngờ gì, đây là hoạt động rất quan trọng, trong chừng mực sẽ làm hai bên hiểu biết lẫn nhau một cách sâu sắc hơn.
Tuy nhiên, như đang chờ đợi, trong quá trình cuộc gặp với đại diện Viện Cố vấn và Hạ viện ông Sergei Naryshkin sẽ đề cập đến đề tài Ukraina và tình trạng các biện pháp trừng phạt chống Nga do các đồng minh của Mỹ chịu áp lực từ Washington áp đặt. Cụ thể, Nhật Bản đã thi hành lệnh trừng phạt với hàng loạt quan chức Nga, ngân hàng và doanh nghiệp Crưm cũng như ngưng một số tiến trình đàm phán, trong đó có cuộc thương lượng về giảm nhẹ chế độ thị thực-visa.
Nga không thể không đáp lại những hành động này. Matxcơva đã đóng băng chế độ chuyến đi miễn thị thực dành cho các công dân Nhật Bản đến thăm Nam Kuril. Và âm điệu những lời phát biểu của các chính trị gia và nhà ngoại giao Nga về vấn đề tranh chấp lãnh thổ xung quanh quần đảo Nam Kuril cũng trở nên nghiêm khắc cứng rắn hơn. Trước khi ông Sergei Naryshkin lên đường tới Tokyo, trong cuộc phỏng vấn của "Rossiyskaya Gazeta" Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov đã tuyên bố rằng trong việc giải quyết bất đồng với Nhật Bản về chủ quyền tại Nam Kuril, Nga sẽ gửi cho Tokyo văn bản Hiến chương Liên Hợp Quốc.
"Chúng tôi luôn luôn hỏi người Nhật:"Các vị công nhận kết quả của Thế chiến II chứ?". "Họ trả lời: "Nói chung là công nhận, nhưng về vấn đề này, tức là Nam Kuril — thì không ". Vậy vì sao khi đó các vị đã phê chuẩn Hiến chương Liên Hợp Quốc? Trong văn kiện này có chương 107, nói rằng tất cả những gì mà các cường quốc-người chiến thắng đã làm đều là thiêng liêng và bất khả xâm phạm", — ông Lavrov nhắc nhở và nói thêm rằng Nhật Bản từng là đất nước duy nhất phản bác nghi ngờ về kết quả của cuộc Đại chiến thế giới thứ hai.
Hoàn toàn rõ ràng là việc Nga siết chặt lập trường về một số vấn đề trong quan hệ với Nhật Bản chính bởi thực tế rằng Tokyo đã mù quáng hùa theo chính sách Mỹ gây áp lực với Nga. Cũng chính sách này đã dồn cả Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu và Nhật Bản vào chỗ bế tắc, bởi thiếu sự hợp tác với Nga thì không thể giải quyết nhiều vấn đề chính trị, kinh tế và quân sự phức tạp, đó là chưa kể tới vấn đề quân sự mà hiện nay cộng đồng thế giới đang phải đối mặt.
Liệu chuyến thăm của ông Sergei Naryshkin đến Nhật Bản có giúp khắc phục những xu hướng tiêu cực trong quan hệ Nga-Nhật, và rộng hơn nữa là quan hệ giữa Nga và phương Tây? Phóng viên đài "Sputnik" đã nêu câu hỏi này với nhà khoa học chính trị nổi tiếng của Nhật Bản, Giáo sư Đại học Tổng hợp Hosei, thành viên Câu lạc bộ Valdai Nobuo Shimotomai. Và sau đây là ý kiến của Giáo sư:
"Tôi rất hy vọng vào điều này. Năm ngoái, giữa Đông và Tây đã phát sinh nhiều bất đồng về những sự kiện ở Ukraina. Và mặc dù thể hiện mức độ hiểu biết nhất định về hành động của Nga, Nhật Bản vẫn liên kết vào các biện pháp trừng phạt. Tuy nhiên, cả Nhật Bản và châu Âu đều thống nhất rằng không nên để tình hình gắn với Ukraina dẫn đến gia tăng đối đầu giữa Nga và Hoa Kỳ. Và trong ý nghĩa này họ đánh giá cao tuyên bố tích cực của Tổng thống Putin về sự cần thiết phải tuân thủ Thỏa thuận Minsk. Câu hỏi là việc tuân thủ thỏa thuận này có lợi cho bản thân Hoa Kỳ đến chừng nào?. Thật đáng tiếc, phương Tây hiểu biết quá yếu ớt về thực chất vấn đề Ukraina, nằm cả trong nền tảng cuộc khủng hoảng hiện nay trong quan hệ giữa phương Tây và Nga. Phương Tây không hiểu sự phức tạp của vấn đề Ukraina, cụ thể là thực tế Ukraina đang mấp mé trên bờ vực sự sụp đổ kinh tế. Trong khi đó, như tôi thấy, sự giảm nhiệt mâu thuẫn trong quan hệ Mỹ-Nga, chuyển động hướng tới hiểu biết lẫn nhau, là yếu tố đóng vai trò quan trọng trong việc củng cố nền hòa bình chung trên hành tinh. Và tôi hy vọng rằng chuyến thăm hiện nay của phái đoàn Nga do ông Sergei Naryshkin dẫn đầu sang thăm Nhật Bản sẽ có thể khởi đầu sự chuyển động theo hướng này".
Theo dòng ý tưởng của Giáo sư Shimotomai, có lẽ nên nói thêm là, để vượt qua cuộc khủng hoảng hiện nay trong quan hệ với Nga, trước hết phương Tây phải hiểu rằng hành động của Nga với Ukraina và Crưm là thúc đẩy bởi lý do xác đáng. Và chuyến thăm của ông Sergei Naryshkin tại Tokyo đang tạo cho Nhật Bản cơ hội là nước đầu tiên hiểu được lý do này và sẽ làm tấm gương tốt để chính phương Tây, trong đó có Hoa Kỳ noi theo.