Ngay cả một đoạn dữ liệu ngắn gọn về các chuyến đi biển cho thấy quy mô hoạt động của Hạm đội Thái Bình Dương. Chỉ mới gần đây các tàu chiến của Hạm đội đã neo đậu tại các cảng của Ai Cập, Sri Lanka, Ấn Độ, Oman, Pakistan, Seychelles, Australia, Myanmar, Nhật Bản, Malaysia, Thái Lan, Việt Nam. Nga đang chuyển hướng về phía Đông cả trên đất liền và trên biển.
Nhân tiện xin nói luôn, lần đầu tiên kể từ năm 2001,các tàu của Hạm đội Thái Bình Dương đã đến Cam Ranh (Việt Nam). Ở thành phố cảng này trong thời gian hơn hai thập kỷ đã bố trí điểm hậu cần của Hải quân Nga. Sau khoảng gián đoạn, các tàu Nga bây giờ thường xuyên ghé vào Vịnh Cam Ranh, và điều đó góp phần cải thiện sự tương tác giữa Hải quân Nga và Hải quân Việt Nam.
Trong khuôn khổ cuộc tập trận chiến lược "Vostok-2014", các tàu nổi và tàu ngầm của Hạm đội Thái Bình Dương đã bắn thử thành công tên lửa ở vùng Biển Nhật Bản, biển Okhotsk và biển Bering. Thủy quân lục chiến Nga lần đầu tiên trong lịch sử đã đổ bộ xuống đảo Vrangel và đã luyện tập các kỹ năng bảo vệ biển đảo ở Sakhalin. Nga và Trung Quốc đang lên kế hoạch tiến hành cuộc tập trận hải quân lớn vào tháng 8 năm 2015 ở Biển Nhật Bản.
Hạm đội Thái Bình Dương tương tác có hiệu quả với Binh chủng Đổ bộ đường không. Vào tháng 3 năm 2015, ở Ussuriysk đã tổ chức cuộc diễn tập chiến thuật với lính dù của Lữ Đoàn đổ bộ đường không. Lần đầu tiên trong lịch sử của binh chủng này, các lính dù đã xuống bờ biển từ chiếc tàu đổ bộ lớn của Hạm đội Thái Bình Dương.
Ngày nay, trong thành phần biên chế của Hạm đội Thái Bình Dương có các tàu ngầm hạt nhân và tàu ngầm diesel mang tên lửa đạn đạo liên lục địa, các loại vũ khí chống tàu ngầm và chống tàu. Ngày 5 tháng 5 năm 2015, Hạm đội Thái Bình Dương đã kỷ niệm lần thứ 110 việc thành lập đơn vị tàu ngầm. Vào năm 1903, ở vùng Thái Bình Dương đã xuất hiện mấy tàu ngầm đầu tiên của Nga, rồi vào năm 1905 Nga đã thành lập đội tàu ngầm đầu tiên bao gồm 12 tàu ngầm bố trí tại vịnh Zolotoy Rog (Sừng Vàng).
Hạm đội Thái Bình Dương có cánh, bởi vì trong thành phần biên chế có cả các máy bay chiến đấu, máy bay chống tàu ngầm, máy bay tìm kiếm cứu hộ và máy bay vận tải trên các sân bay ở khu vực Kamchatka, Primorye và Khabarovsk. Phi công hải quân tiến hành các chuyến bay dài, thực hiện nhiệm vụ ở vùng Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương và Địa Trung Hải, thăm dò vùng băng giá Bắc Cực để giúp các con tàu dân sự của Nga, có cả các máy bay không người lái (UAV) sản xuất nội địa.
Các tàu khảo sát và đo đạc thủy văn của Hạm đội Thái Bình Dương đang tích cực nghiên cứu đại dương thế giới. Kết quả của hoạt động này được sử dụng để điều chỉnh các bản đồ hàng hải và bản đồ đường biển. Vào tháng 3 năm 2014, các chuyên gia thủy văn của Hạm đội Thái Bình Dương đã chứng minh rằng, bộ phận thềm lục địa Biển Okhotsk giàu tài nguyên thiên nhiên thuộc quyền sở hữu của Nga, và Liên Hiệp Quốc đã công nhận kết luận này.
Hạm đội Thái Bình Dương - công cụ ngoại giao quốc tế
20:39 23.05.2015 (Đã cập nhật: 04:36 24.05.2015)
© Sputnik / Vitaliy AnkovHạm đội Thái Bình Dương
© Sputnik / Vitaliy Ankov
Đăng ký
Bình luận viên Alexander Khrolenko của MIA "Rossiya Segodnya" cho biết, hàng chục tàu chiến và tàu hỗ trợ của Hạm đội Thái Bình Dương Nga đang thực hiện nhiệm vụ ở các khu vực khác nhau của Đại dương thế giới.