Trước thềm chuyến thăm của Tổng thống Barack Obama đến Đức, nghị viện vốn đòi hỏi cho đến ngày 06 tháng Sáu công bố danh sách khoảng 500.000 đối tượng chịu giám sát tại Đức. Tuy nhiên, thay vào đó, Washington đã lái sự sôi sục của báo giới và công luận vào vụ việc với FIFA.
Vụ bê bối bóng đá được thiết kế trong thời gian dài chuyển sự chú ý của mọi người đến những chi tiết có khả năng chọc giận đối tượng đông đảo rất cụ thể là những người hâm mộ đam mê bóng đá, vốn dễ tin vào mọi sự như diễn ra trên sân cỏ mà không hiểu hết tiểu tiết phức tạp của tình hình. Phép tính khá đơn giản — đánh lạc hướng chú ý của dân châu Âu bình thường, hiện nay đang không ít lo ngại và bực tức về hoạt động do thám giám sát Mỹ-Đức với mọi thứ và mọi người ở châu lục. Nghe trộm và giám sát cho đến tận các nhà lãnh đạo thế giới. Trước vụ xì-căng-đan với FIFA, câu hỏi chính yếu mà các chính trị gia châu Âu thường nghe là: duy trì chính quyền làm gì, khi ngay cả những nhân vật đứng đầu đất nước chủ quyền vẫn cho phép Mỹ do thám đồng minhh? Đáng chú ý là trong bối cảnh vụ xì-căng-đan xung quanh FIFA thậm chí tờ Washington Post của Mỹ cũng đăng tải bài báo trong đó tác giả nêu câu hỏi: người Mỹ có quyền gì khi vừa sai khiến châu Âu vừa cố phanh phui hành vi tham nhũng trong tổ chức chuyên ngành quốc tế mà Hoa Kỳ có quan hệ ít ỏi đến mức tối thiểu. Bởi Hoa Kỳ không phải là một cường quốc bóng đá. Nhưng Washington đang cố gắng ghi bàn thắng trong bất kỳ vụ xì-căng-đan còn bản thân ngang nhiên vi phạm tất cả các quy tắc của luật chơi quốc tế.
Xì-căng-đan với FIFA: Đâu là nguyên nhân đích thực
© AP Photo / KEYSTONE/Steffen SchmidtFIFA Logo
© AP Photo / KEYSTONE/Steffen Schmidt
Đăng ký
Vụ xì-căng-đan tham nhũng trong FIFA đang phần nào làm mờ sự chú ý của công chúng Đức chĩa vào vụ bê bối với NSA.