Tại Diễn đàn ATOMEXPO giải thưởng Nhật Bản đã có chủ nhân

© Sputnik / Andrei SteninHuân chương Mặt trời mọc
Huân chương Mặt trời mọc - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Diễn đàn quốc tế ATOMEXPO lần thứ 7 được tổ chức tại Moskva.

Thủ đô Nga là địa bàn lớn nhất có thể tổ chức các cuộc gặp và thảo luận của các nhà năng lượng hạt nhân hàng đầu thế giới. Trong số các thành viên tham gia Diễn đàn có đại diện của ngành công nghiệp hạt nhân từ nhiều quốc gia, bao gồm Nhật Bản và Trung Quốc. Với sự phát triển nhanh chóng của ngành điện hạt nhân, đặc biệt là ở phương Đông và sự xuất hiện của một cộng đồng hạt nhân có nhiều thành viên mới trên phạm vi toàn cầu, các vấn đề an ninh năng lượng hạt nhân hòa bình và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực này chiếm trọng tâm chú ý của hầu hết tất cả các cuộc thảo luận và các hoạt động khác của Diễn đàn.

Đặc biệt, tại Diễn đàn, đại diện ngành điện hạt nhân Nhật Bản đã trao Huân Mặt trời mọc cho nhà vật lý hạt nhân nổi tiếng của Nga Larion Lebedev, người mà hạt nhân an toàn là công việc hàng ngày. Ông Larion Lebedev là một trong những người đầu tiên tham gia công việc khắc phục hậu quả tai nạn ở Chernobyl, sau đó làm việc nhiều năm tại Trung tâm hạt nhân của Đại học Tokyo. Hiện nay ông lãnh đạo Trung tâm Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước về các dự án chuyên môn và công nghệ của Tập đoàn "Rosatom". Khi xảy ra tai nạn tại nhà máy điện hạt nhân Nhật Bản, theo sáng kiến của mình, ông Lebedev đã tham gia công việc cung cấp hỗ trợ tư vấn khắc phục hậu quả tai nạn, và sau này trở thành điều phối viên của hội nghị chuyên gia Nga-Nhật.

Trao tặng Huân chương Mặt trời mọc là dấu hiệu của lòng biết ơn đối với sự giúp đỡ và xác nhận trình độ chuyên môn cao của nhà khoa học Nga. Chủ tịch Diễn đàn công nghiệp hạt nhân Nhật Bản, ông Hattori Takuya cho biết:

"Chúng tôi đánh giá cao công lao của ông Lebedev, người từ lâu đã góp phần rất lớn cho sự hợp tác giữa Nhật Bản và Nga trong lĩnh vực công nghệ hạt nhân. Đặc biệt, sau vụ tai nạn tại nhà máy điện hạt nhân "Fukushima-1”, ông Lebedev đã nỗ lực rất lớn trong việc khắc phục hậu quả, thể hiện tính chuyên nghiệp, dựa trên kinh nghiệm cá nhân đã đạt được khi khắc phục hậu quả Chernobyl. Hiện nay, liên quan với việc nhà máy điện hạt nhân "Fukushima 1" ngừng hoạt động đã xuất hiện rất nhiều vấn đề kỹ thuật mà các chuyên gia Nhật Bản không có kinh nghiệm. Tôi cho rằng con đường giải quyết vấn đề "Fukushima" sẽ còn lâu dài. Và chúng tôi cần phải dựa vào những thành tựu trí tuệ của thế giới. Tất nhiên, đồng thời với điều đó, vấn đề rất quan trọng đối với chúng tôi là hợp tác với Nga, quốc gia đã đạt trình độ công nghệ cao trong lĩnh vực này…"

Tháng Sáu là tháng đặc biệt đối với ông Larion Lebedev. Tháng Sáu năm 1986 ông đã có mặt ở Chernobyl, tháng Sáu năm 2011 ông cũng từng hiện diện tại Fukushima, và tháng 6 năm 2015, ông được trao phần thưởng xứng đáng. Nhà khoa học Nga Larion Lebedev nói khi trả lời phỏng vấn Đài phát thanh "Sputnik":

"Chúng tôi đã tích lũy được kinh nghiệm đáng kể sau tai nạn Chernobyl, là kinh nghiệm lớn nhất trên thế giới tại thời điểm ấy. Và chúng tôi muốn chia sẻ kiến thức của mình với các đồng nghiệp Nhật Bản. Lúc đầu người ta không muốn cho chúng tôi đến nhà máy điện hạt nhân, nhưng sau đó Thủ tướng Nhật Bản đã gửi tới tổng thống Nga yêu cầu hỗ trợ, nên tháng 6 năm 2011 nhóm của chúng tôi đến Fukushima và bắt đầu làm việc. Hiện nay chúng tôi vẫn tiếp tục hợp tác, bởi vì luôn luôn có những nguy cơ mới. Qua 4 năm sau vụ tai nạn, chúng tôi thường xuyên tư vấn, soạn các tư liệu cần thiết để phía Nhật Bản đưa ra  quyết định cho mình. Bây giờ trước mắt các chuyên gia Nhật Bản có hai vấn đề chính: Thứ nhất là loại bỏ nhiên liệu từ lò phản ứng bị phá hủy. Đây là một chương trình phức tạp và lâu dài, được thiết kế cho 10 năm hoặc thậm chí lâu hơn nữa. Theo chương trình này, có một nhóm chuyên gia quốc tế đang hoạt động và đã thành lập nhóm công tác Nga-Nhật. Điều quan trọng là chúng ta đã "qua trường học" về việc ứng xử với nhiên liệu hạt nhân bị phá hủy. Và vấn đề thứ hai là xử lý hạt nhân phóng xạ từ nước thải tại địa bàn nhà máy  điện hạt nhân. Đây là một công nghệ phức tạp và tốn kém. Chính phủ Nhật Bản công bố, công ty Nga được chọn trong số 200 công ty tham gia đầu thầu."

Hợp tác quốc tế là cần thiết. Sau khi tai nạn xảy ra tại nhà máy điện hạt nhân — vấn đề không còn là của một nước riêng lẻ.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала