Biển Đông - Sputnik Việt Nam
Biển Đông
Tin tức, sự kiện, quan điểm, bình luận về tình hình Biển Đông, tranh chấp lãnh thổ, biển đảo.

Hoa Kỳ và Philippines tích cực sử dụng Nhật Bản để kiềm chế Trung Quốc

© AFP 2023 / Noel CelisCác thành viên nhóm Lực lượng Phòng vệ biển Nhật Bản
Các thành viên nhóm Lực lượng Phòng vệ biển Nhật Bản - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Hoa Kỳ kế hoạch duy trì sự căng thẳng ở Biển Đông và khuyến khích hoạt động của các đồng minh trong khu vực.

Trong tháng Bảy, quân đội Mỹ sẽ tiến hành cuộc tập trận hải quân thường niên với Australia, lần đầu tiên có sự tham gia của lực lượng New Zealand và Nhật Bản.

Cuộc tập trận sẽ được tổ chức trong bối cảnh leo thang đối đầu giữa Trung Quốc, Philippines và Việt Nam vì quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Các nước này cải thiện cơ sở hạ tầng quân sự của họ trên quần đảo, trong đó Trung Quốc tỏ ra đặc biệt tích cực. Đồng thời, Hoa Kỳ không loại trừ khả năng hành động quân sự để đáp ứng với các hoạt động ngày càng tăng của Trung Quốc trong vùng biển tranh chấp. Điều đó khiến cho tình hình Biển Đông càng thêm căng thẳng, vì vậy cuộc tập trận chung được coi như một yếu tố áp lực quân sự và chính trị mạnh mẽ đối với Trung Quốc. Phó Giám đốc Viện Mỹ và Canada, ông Pavel Zolotarev nói:

"Tất nhiên, nước Mỹ chứng tỏ rằng, trước hết, Mỹ và các nước khác trong khu vực có thể liên kết nỗ lực để đối phó với chính sách mạnh mẽ và quyết đoán của Trung Quốc trong vấn đề tranh chấp lãnh thổ. Tất cả chính sách quân sự và cuộc tập trận này nhằm mục đích hỗ trợ Mỹ trở lại châu Á. Và điều này không thể tránh khỏi xung đột lợi ích với Trung Quốc." 

Tàu chiến Nhật Bản - Sputnik Việt Nam
Nhật Bản và Philippines tổ chức cuộc tập trận chung đầu tiên ở Biển Đông

Cộng đồng chuyên gia đặc biệt chú ý đến chuyện lần đầu tiên Nhật Bản tham gia cuộc tập trận thường niên này. Nhật Bản được lôi kéo vào cuộc tranh chấp lãnh thổ mạnh mẽ với Trung Quốc ở Biển Đông. Và sự tham gia của Nhật Bản trong cuộc tập trận chung có thể cho Trung Quốc hiểu rõ là không nên hy vọng vào sự hỗ trợ của Hoa Kỳ trong cuộc tranh chấp này. Còn đồng minh của Mỹ thì luôn có thể trông chờ vào sự hỗ trợ của Wasington trong vùng biển Đông".

Kết quả là, Nhật Bản đang trở thành một công cụ ngày càng hiệu quả hơn của Hoa Kỳ để ngăn chặn Trung Quốc. Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chính trị Xã hội Vladimir Yevseyev cho biết:

"Tôi nghĩ rằng Trung Quốc sẽ đánh giá hành động như vậy là khiêu khích, là nỗ lực để gây sức ép lên Bắc Kinh. Nhiều khả năng, Trung Quốc sẽ phản ứng bằng cách tăng cường tiềm năng quân sự của mình — các nhóm tàu hải quân và không quân ở Biển Đông. Đồng thời sự tham gia của Nhật Bản trong cuộc tập trận là tín hiệu gửi tới Trung Quốc rằng Mỹ ủng hộ sự phục hồi của Nhật Bản như là một cường quốc quân sự trong khu vực. Hoạt động tích cực này sẽ được đáp ứng hết sức thận trọng trên toàn khu vực châu Á Thái Bình Dương. Điều đó có khả năng kích động sự hợp tác sâu sắc giữa quân đội các nước trong khu vực để ngăn chặn Nhật Bản. Rõ ràng, hậu quả của việc này là sẽ gia tăng căng thẳng trong khu vực."

đảo Trường Sa - Sputnik Việt Nam
Trung Quốc kêu gọi Philippines ngừng xây dựng tại các vùng lãnh thổ tranh chấp ở Biển Đông

Không chỉ có Mỹ, mà  các đồng minh của họ như Philippines cũng tích cực sử dụng Nhật Bản như một nhân tố kiềm chế Trung Quốc trong khu vực. Không phải ngẫu nhiên mà chính tại Tokyo Tổng thống Philippines Benigno Aquino đã kêu gọi ngăn chặn Trung Quốc. Ông so sánh Trung Quốc với phát xít. Ông Benigno Aquino cho rằng Trung Quốc đang tiến hành ở Biển Đông công việc giống như Hitler từng làm tại Sudetenland. Khu vực này đã bị Đức chiếm đóng, sau đó số phận tương tự xảy ra với toàn bộ Tiệp Khắc, nhưng không ai yêu cầu Hitler phải chấm dứt hành động, tổng thống Philippines lưu ý. Ông Benigno Aquino cho rằng nếu cộng đồng quốc tế cho phép Trung Quốc tác oai tác quái ở Biển Đông, lịch sử có thể lặp lại chính nó. Chuyên gia Viện Viễn Đông Alexander Larin bình luận:

đảo Trường Sa - Sputnik Việt Nam
Philippines tố cáo Trung Quốc “hai mặt”

"Nếu như sắp tới quan hệ nóng lên, các bên sẽ phải sử dụng một loạt các biện pháp từng có trong lịch sử. Điều này trở nên đặc biệt cần thiết vào dịp kỷ niệm 70 năm chiến thắng phát xít Đức và quân phiệt Nhật. Thật khó để nói Nhật Bản đã biết trước đến đâu về tuyên bố như vậy. Nhưng tuyên bố sẽ không được nêu lên ở Nhật Bản, nếu như ở đây không có tinh thần chấn hưng chủ nghĩa phục thù và quân phiệt. Trung Quốc đang cáo buộc Nhật Bản về chuyện này. Nhật Bản vẫn không thoát khỏi những di sản tinh thần của kẻ xâm lược trong Chiến tranh thế giới thứ hai, thoát khỏi mong muốn trở lại vinh quang quá khứ, và chính sách của nước này đang làm suy yếu sự ổn định trong khu vực Đông Nam Á."

Bắc Kinh phẫn nộ khi Trung Quốc bị so sánh với nước Đức Quốc xã. Dễ hiểu rằng Trung Quốc sẽ không hạn chế bằng các tuyên bố ngoại giao.  Với sự hỗ trợ của Nhật Bản, Philippines đã ném bóng cho phía Trung Quốc. Và bây giờ, có vẻ nước này sẽ ra đòn phản công.

 

 

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала