Chẳng hạn, tạp chí Trung Quốc "Vũ khí" đăng tải bài viết so sánh đặc tính xe tăng xuất khẩu của Nga và Trung Quốc. Đài "Sputnik" đề nghị chuyên viên Vasily Kashin từ Trung tâm Phân tích chiến lược và công nghệ cho ý kiến bình luận về các nhận định trong bài viết này.
Bài viết trên tạp chí Trung Quốc chứa hàng loạt lỗi sai thực tế và bộc lộ rằng tác giả rất thiếu hiểu biết về sự khác biệt giữa ngành công nghiệp xe tăng của Nga và Trung Quốc. Chẳng hạn, bài báo cho rằng mẫu xe tăng hiện đại duy nhất mà Nga có thể xuất khẩu là T-90S. Còn Trung Quốc, theo quan điểm của tác giả bài báo, có thể đề xuất cùng lúc tới ba mẫu tăng: VT-2, VT-1, VT-4, mà như nêu trong bài viết, "đáp ứng được đòi hỏi của bất kỳ khách hàng".
Chuyên viên Vasily Kashin phân tích: Thứ nhất, xe tăng kiểu T-90 cung cấp ra thị trường thế giới với số lượng lớn hơn nhiều so với cả ba loại xe chiến đấu của Trung Quốc cộng lại. Chẳng hạn, cung cấp T-90 cho Ấn Độ và Algeria trong giai đoạn sau năm 2000 vượt quá toàn bộ khối lượng xuất khẩu các xe tăng mới từ Trung Quốc trong cùng thời kỳ. Thứ hai, T-90 không phải là mẫu xe tăng duy nhất mà Nga đem xuất khẩu. Những khách hàng không quá khó tính cần loại xe chiến đấu đáng tin cậy mà không mấy phức tạp và không quá tốn kém thậm chí có thể trông đợi cả hướng đại tu và hiện đại hóa nghiêm túc xe tăng T-72 từ các kho dự phòng. Ví dụ, xe tăng T-72M1 đã được cung cấp cho Venezuela.
Trong bài báo Trung Quốc cũng không nhắc đến chuyện xe tăng Trung Quốc VT-1 vẫn như trước đây phải phụ thuộc vào nguồn cung cấp động cơ Ukraina. Sự lệ thuộc này đã dẫn đến đổ vỡ một hợp đồng quan trọng về xuất khẩu xe tăng Trung Quốc cho Peru. Trong khi đó, xe tăng Nga không hề lệ thuộc vào phụ tùng đồng bộ nhập ngoại. Dù tăng VT-4 trang bị bộ động lực của Trung Quốc, nhưng vẫn không nên mong đợi thành công của nó trên thị trường toàn cầu.
Sau loạt khẳng định về tính ưu việt của xe tăng Trung Quốc, bài báo Trên "Vũ khí" đi vào mổ xẻ mẫu xe tăng Nga T-14 "Armata". Cụ thể, tác giả tuyên bố rằng bộ truyền tải của tăng Nga có thiếu sót, dường như lộ rõ trong lần tổng diễn tập chuẩn bị cho duyệt binh ở Matxcơva. Trên thực tế, chuyện một chiếc T-14 dừng lại trong cuộc diễn tập lại là bởi thiếu sót của người lái chưa đủ kinh nghiệm điều khiển. Chiến sĩ trẻ đã khá hồi hộp: thiết bị mới, cách bố trí các bộ phận khác thường. Sau đó, khi thay lái xe, chiếc xe tăng lại hành tiến rời khỏi Quảng trường Đỏ.
Còn thêm một khẳng định kỳ quặc của tạp chí Trung Quốc: tăng Nga T-14 có giá thành cao ngất ngưởng y như xe tăng Mỹ M1A2… Thế mà việc là ở chỗ T-14 hiện thời được sản xuất theo lô nhỏ dành để thử nghiệm trong quân đội. Ai cũng biết là trong tình huống này thì giá cả luôn cao hơn khi sản xuất hàng loạt.
Cuối cùng, tác giả bài báo đã bỏ qua điểm khác biệt chính yếu giữa "Armata" Nga và xe tăng Trung Quốc. Toàn bộ lịch sử sản xuất xe tăng của Trung Quốc là một chuỗi các cải tiến trên cơ sở thiết kế cũ. Còn Nga đã từ bỏ cách tiếp cận như vậy và tập trung nỗ lực phát triển mẫu xe tăng mới về nguyên tắc, dựa trên giải pháp hoàn toàn mới mẻ chưa từng gặp trong các loạt xe tăng trước đây. Ngoài ra, T-14 là một thành viên trong đại gia đình các xe bọc thép trên khung gầm đồng nhất. Bằng con đường từng bước hoàn thiện dần kết cấu cơ bản của những năm 1970-1980 cũng không thể đạt được thành tựu như vậy.
Nga đang giải quyết nhiệm vụ đầy kỳ vọng. Rõ ràng là cần phải vượt qua rất nhiều khó khăn phức tạp, tiêu tốn nhiều sức lực và dự trữ. Nhưng những nỗ lực này đảm bảo để trong tương lai Nga có ưu thế vượt trội hơn bất kỳ đối thủ cạnh tranh nào trên thế giới. Hiện thời công việc với những mẫu mới trong gia đình xe chiến đấu đang được vẫn tiếp nối, những trang thiết bị quân sự lớn hiện nay của Nga như T-90 và BMP-3 đang phát huy sức mạnh cạnh tranh thành công trên thị trường thế giới với các mẫu nước ngoài, trong đó, có các mẫu xe tăng Trung Quốc. Mà đó là những mẫu đàn em của "Armata".