Ông Shinzo Abe cố bám lấy đường lối cũ bất chấp sự sụt giảm uy tín

© Sputnik / Mikhail Klimentiev  / Chuyển đến kho ảnhShinzo Abe
Shinzo Abe - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Uy tín của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ khi ông nhậm chức năm 2012.

 Tỷ lệ người Nhật ủng hộ các hoạt động của Thủ tướng và nội các hiện dưới 40%. Gần hai phần ba số cử tri không đồng tình với chính sách quốc phòng. Cuộc khảo sát dư luận được Nippon Television Network tiến hành cùng thời điểm các hoạt động biểu tình phản đối đạo luật cho phép Nhật Bản đưa quân đội ra nước ngoài hỗ trợ đồng minh.

Xin nhắc là hồi tháng Bảy năm ngoái, nội các của ông Abe đã thông qua quyết nghị lần đầu tiên kể từ sau Chiến tranh thế giới II cho phép các lực lượng vũ trang Nhật Bản tham gia hoạt động quân sự ở nước ngoài. Cụ thể, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản không những có thể tham gia sứ mệnh nhân đạo mà cả các hoạt động chiến sự bên ngoài biên giới với mục đích bảo vệ các quốc gia thân thiện trong khuôn khổ phòng thủ tập thể. Thậm chí, trong trường hợp bản thân Nhật Bản không bị đe dọa. Phát biểu trước Quốc hội Mỹ hồi tháng Tư năm nay, ông Abe tuyên bố rằng, những thay đổi được phản ánh trong quy định mới về hợp tác quốc phòng Nhật-Mỹ sẽ được thể hiện phù hợp các thủ tục pháp lý trong mùa hè này.

Biểu tình ngày 1 tháng Năm ở trung tâm Tokyo chống quân sự hóa đất nước - Sputnik Việt Nam
Nội các ông Abe đối mặt với tình thế khó xử
Hoa Kỳ lấy làm hài lòng, nhưng động thái lại gây sự thắc mắc và bất bình trong một số chính trị gia và nhà khoa học ưa chuộng hòa bình. Mới đây, hai giáo sư về luật hiến pháp, ông Yasuo Hasebe từ Đại học Waseda và ông Settsu Kobayashi từ Đại học Keio đã phát biểu cho rằng dự luật mới không phù hợp các điều khoản của Hiến pháp Nhật Bản. "Tôi nghĩ chính phủ nên rút lại gói dự luật này, bởi rõ ràng yếu tố chủ chốt của sửa đổi — sử dụng quyền tự vệ tập thể là điều hoàn toàn không hợp hiến," – tờ báo Japan Today dẫn lời ông Hasebe. Nhận xét của các giáo sư đã làm dấy lên trong đảng cầm quyền và dự luận một cuộc tranh luận công khai về tính hợp hiến của dự luật.

Xã hội Nhật Bản bị chia rẽ trước dự luật nhưng ông Abe vẫn cố bám vào đường lối cũ, — học giả Valery Kistanov, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu về Nhật Bản Viện Viễn Đông cho biết ý kiến:

"Đây là đường lối cơ bản của ông Abe, nhằm biến Nhật Bản thành một nước bình thường như ông ấy nghĩ, một quốc gia có quân đội, thoát khỏi những hạn chế từ thời hậu chiến. Ngay trong nhiệm kỳ đầu tiên của mình vào năm 2006-2007, ông Abe đã đổi tên Cục Phòng vệ thành Bộ Quốc phòng. Giờ đây, ông muốn đổi Lực lượng Phòng vệ thành "Quân đội quốc gia». Thủ tướng đang đưa đất nước đi theo hướng này, những hành động của ông khẳng định cho điều đó. Ông điều chỉnh cách trình bày Hiến pháp: Nhật Bản sẽ cử các lực lượng vũ trang ra ngoài biên giới đất nước. Đi đâu và bao xa chỉ còn là vấn đề kỹ thuật. Trên giả thuyết, người Nhật sẽ cùng với người Mỹ tham gia một số hoạt động ở Trung Đông trong thực tế Nhật Bản nhập khẩu hơn 80% khối lượng dầu từ đó. Đồng thời, ông Abe sẽ thúc đẩy tiềm lực quân sự của đất nước: tăng trưởng chi tiêu quân sự, hiện đại hóa các lực lượng vũ trang, mua vũ khí mới. Một đường lối rất rõ ràng… "

Không phải hầu hết người dân Nhật Bản đều đồng tình với mục tiêu mà ông Abe đề ra, đặc biệt là những người theo chủ nghĩa hòa bình. Họ lo ngại chương trình quốc phòng mới sẽ gia tăng khả năng lôi kéo Nhật Bản vào chiến tranh.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала