Ông Yukio dọa người Nhật bằng luật nghĩa vụ quân sự

© AP Photo / Koji SasaharaLục quân Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản
Lục quân Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Nếu Nhật Bản thay đổi cách lý giải Hiến pháp, động thái tiếp theo có thể là áp dụng luật nghĩa vụ quân sự.

Khi phát biểu tại cuộc mít tinh ở Sendai, ông Yukio Edano, nhà lãnh đạo của Đảng Dân chủ Nhật Bản đã cho biết như vậy.

"Nếu những người cầm quyền cho phép mình thay đổi cách hiểu Hiến pháp, tất nhiên, một số người sẽ nói rằng áp dụng nghĩa vụ quân sự không mâu thuẫn với hiến pháp, và sau đó mọi chuyện sẽ là quá muộn", — ông Yukio Edano nói.

Lời nói của ông Yukio Edano gây ra một số bất ngờ cho các phong trào phản chiến Nhật Bản. Chẳng hạn, khi trả lời phỏng vấn đài phát thanh "Sputnik", bà Yukiko Sendzaki, ủy viên ban tổ chức "Phong trào một triệu chữ ký ngăn chặn chiến tranh" đã nghi ngờ khả năng áp dụng lệnh nghĩa vụ quân sự và lưu ý rằng đơn giản là không cần làm điều đó, vì có thể gia tăng quân số Lực lượng Phòng vệ mà không cần thay đổi hiến pháp:

SPIEF 2015 - Sputnik Việt Nam
Ông Daisuke Haga: Nhật Bản nên xây dựng quan hệ với Nga không ngoái nhìn Mỹ và EU

"Nếu Hiến pháp hiện nay không thay đổi, chắc là sẽ không có chuyện áp đặt lệnh nhập ngũ. Hiện giờ số lượng những người trẻ tuổi làm việc không chính thức ngày càng tăng vì họ không thể xin được việc làm được chính thức. Số lượng sinh viên không có biên chế cũng ngày càng tăng. Nhưng họ có thể tìm được vị trí của mình trong các lực lượng phòng vệ, mà bây giờ thậm chí tuyển cả học sinh trung học cuối cấp. Vì vậy, do tình trạng nghèo đói, có thể tăng quân số lực lượng phòng vệ, thậm chí không cần áp dụng hệ thống nghĩa vụ quân sự."

Tổng thư ký Nội các Nhật Bản Ёsihide Suga - Sputnik Việt Nam
Tokyo: G7 có sự hiểu biết với kế hoạch phát triển đối thoại với Nga của Nhật Bản

Ngược lại, chuyên gia Nga nổi tiếng và cựu đại sứ Nga tại Nhật Bản Alexander Panov cho rằng tuyên bố của người đứng đầu Đảng Dân chủ Yukio Edano là một cảnh báo kịp thời:

"Điều này gắn liền với bầu không khí chung trong cả nước. Ngay cả những quan sát viên nước ngoài có cảm tình với Nhật Bản cũng từng lưu ý rằng tinh thần siêu dân tộc chủ nghĩa thường hiện diện tại Nhật Bản trong hình thức tiềm ẩn, nhưng bây giờ có nguy cơ thể hiện ra ngoài. Mầm mống siêu dân tộc chủ nghĩa xuất hiện ngay cả trong việc giải thích hiến pháp mới, hoặc thể hiện trong cách mà các phương tiện truyền thông Nhật Bản đang ngày càng bị chính phủ kiểm soát nghiêm ngặt hơn. Trong hoàn cảnh như vậy, sự xuất hiện những tuyên bố như phát biểu của ông Edano là điều hợp quy luật. Tôi nghĩ ông Edano không chỉ tuyên bố ý kiến ​​riêng của mình, mà còn nói lên suy nghĩ hiện giờ đang lan truyền trong giới chính trị Nhật Bản. Một điều nữa là Nhật Bản đang cần áp dụng nghĩa vụ quân sự. Theo quan điểm của tôi, điều đó không phù hợp. Hầu hết quân đội của thế giới, đặc biệt là ở các nước đang phát triển, được tuyển chọn trên cơ sở hợp đồng và chuyên nghiệp. Nhật Bản cần áp dụng luật nghĩa vụ quân sự và tăng số lượng thành viên quân đội để làm gì? Ngay cả khi áp dụng luật về quyền tự vệ tập thể, lực lượng tham gia chủ yếu sẽ là Hải quân. Nếu các lực lượng bộ binh Nhật Bản tham gia một số hoạt động ở nước ngoài với số lượng lớn, thì đối với Nhật Bản điều đó sẽ là tự sát. Vì vậy, tôi nghĩ rằng tuyên bố của ông Edano là một lời cảnh báo: nếu bây giờ động vào hiến pháp, hậu quả có thể sẽ là xuất hiện chủ nghĩa cực đoan trong lĩnh vực quân sự."

Câu hỏi đặt ra là: Liệu Nhật Bản có nghe thấu lời cảnh báo của nhà lãnh đạo Đảng Dân chủ hay không?

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала