Ông Abe nhớ tới Okinawa nhưng người Okinawa không quên căn cứ Mỹ

© AP Photo / Eugene HoshikoBiểu tình ở Okinawa
Biểu tình ở Okinawa - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Thủ tướng Nhật Bản đã tham dự buổi lễ tưởng niệm các nạn nhân của trận Okinawa xảy ra cách đây bảy thập kỷ.

Trong một cuộc phỏng vấn độc quyền với đài phát thanh Sputnik, nhà Đông phương học Alexander Panov, cựu đại sứ Nga tại Nhật Bản nêu nhận định của ông về việc ông Abe đến Okinawa:

"Nếu Thủ tướng Abe không đến Okinawa, ông sẽ bị người Okinawa chỉ trích. Họ cho rằng mình đã bị bỏ rơi, còn bi kịch lớn của người Okinawa xảy ra vào cuối cuộc chiến cướp đi sinh mạng gần một phần tư thường dân thì không được công nhận. Họ cũng bất bình với thực tế Okinawa phải chịu gánh nặng hiện diện quân sự Mỹ. Vì vậy, ở Okinawa một phong trào phản đối rất tích cực. Thậm chí, nổi lên ý kiến nếu lợi ích Okinawa không được lưu ý tới, khu vực sẽ đòi tách khỏi Nhật Bản. Tất nhiên, đó là biểu hiện cực đoan. Để chứng tỏ Okinawa là một phần không thể tách rời của Nhật Bản, thể hiện chính quyền trung ương quan tâm giải quyết các vấn đề khu vực, không quên những mất mát, hy sinh lớn lao trên đảo Okinawa trong chiến tranh, ông Abe đã thực hiện chuyến đi này. Theo tôi nghĩ, Thủ tướng không có cách lựa chọn nào khác."

Quốc kỳ Nhật Bản - Sputnik Việt Nam
Hơn 35 nghìn người Nhật Bản biểu tình phản đối việc dời căn cứ không quân Mỹ tại Okinawa

Đài Sputnik: Yêu sách của người Okinawa rất cụ thể — Mỹ phải rút căn cứ quân sự Futenma khỏi đảo. Nhưng người Mỹ không muốn làm điều này. Ông Abe có đưa ra thỏa hiệp nào?

Nhà Đông phương học Alexander Panov:

"Tôi nghĩ rằng, ông Abe không dự định đưa ra ý tưởng gì mới. Ông đã thống nhất với người Mỹ về việc di dời căn cứ trong phạm vi đảo Okinawa. Vì vậy, ông không có kế hoạch mới nào, mà cũng không ai chờ đợi gì từ Thủ tướng. Nhiệm vụ chính của Thủ tướng, như tôi nhắc lại lần nữa, là chứng tỏ với người dân Okinawa rằng lợi ích của họ sẽ được cân nhắc."

Nếu dự án di dời căn cứ trong phạm vi Okinawa được thực hiện, hòn đảo sẽ trở thành mục tiêu trong trường hợp đụng độ căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc. Phải chăng, nỗi hoảng sợ trước một Trung Quốc đang ngày càng mạnh dẫn đến thực tế người Nhật không còn coi sự hiện diện của quân đội Mỹ là điều tiêu cực, mà trái lại đem đề cao như yếu tố đảm bảo an ninh cho Nhật Bản. Tuy nhiên, mặt trái và không mấy dễ chịu của quá trình này chính là thực tế Nhật Bản sẽ trở thành một con tin trong chính sách của Mỹ ở châu Á, vốn tập trung vào các mục đích cạnh tranh và đối đầu với Trung Quốc. Như vậy, Nhật Bản cũng sẽ bị cuốn vào cuộc đối đầu này.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала