Việc gia nhập liên minh của Montenegro sẽ được quyết định không phải tại hội nghị thượng đỉnh tháng Bảy năm 2016, mà vào tháng Mười Hai năm 2015, tại cuộc gặp các bộ trưởng ngoại giao của Liên minh. Mới đây Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg đã khẳng định như vậy.
Một số thành viên NATO có thái độ thận trọng đối với việc mở rộng của Liên minh và cho rằng NATO ngày càng khó khăn với các thành viên mới và điều đó có thể gây phức tạp trong quan hệ với Nga. Tuy nhiên, Thủ tướng Montenegro Milo Djukanovic tin tưởng rằng sau khi Montenegro gia nhập Liên minh, quan hệ của NATO với Nga sẽ không bị ảnh hưởng.
Khi trả lời phỏng vấn đài Sputnik, nhà phân tích quân sự Miroslav Lazanski cho biết: "Montenegro có thể mang lại điều gì cho NATO? Các vịnh của nước này không thể tiếp nhận tàu chiến lớn, ngay bên cạnh, Liên minh có nhiều căn cứ tốt hơn ở Italy. Cũng có thể nói tương tự về các sân bay. Ngành công nghiệp quốc phòng của đất nước đang ở trong giai đoạn phôi thai, và các nguồn lực con người cũng rất hạn chế."
Vì vậy, cho phép Montenegro gia nhập với Liên mình, NATO chỉ được thêm một điểm trong cuộc tuyên truyền và chiến tranh tâm lý "Ai phát triển nhanh hơn". Mặt khác, sự gia nhập Liên minh của Montenegro sẽ thay đổi thái độ của điện Kremlin đối với đất nước này và thay đổi thái độ nguồn vốn Nga.
Trong khi đó, người dân Montenegro hoàn toàn không mong muốn gia nhập NATO. Nếu chính phủ tổ chức một cuộc trưng cầu, chắc người dân Montenegro sẽ bỏ phiếu phản đối. Nhưng không chắc các nhà chức trách sẽ tiến hành một cuộc trưng cầu dân ý như vậy. Và nếu như chính quyền Montenegro sẽ giải quyết một vấn đề nghiêm trọng như gia nhập NATO mà không tham khảo ý kiến công dân,điều đó chỉ đơn giản là phản dân chủ.