Tác giả lưu ý các nguyên tắc chính của châu u không còn ý nghĩa quan trọng. Động thái của các nhà lãnh đạo châu Âu đặc biệt là Đức, thúc đẩy ý tưởng "thay đổi chế độ" ở Hy Lạp, đang hoàn toàn đi ngược những quan niệm về dân chủ. Cũng như vậy với khái niệm đoàn kết và mức sống xứng đáng. Việc Liên minh châu u nói không nên để hàng trăm ngàn người Hy Lạp lâm vào cảnh sống thiếu điện hoặc hàng triệu người không được tiếp cận các dịch vụ y tế chỉ như những biểu hiện thông cảm rập khuôn.
Theo nhà báo, gốc rễ của cuộc khủng hoảng khu vực đồng euro bắt nguồn từ chính ý tưởng ban đầu của một "châu u thống nhất", dựa trên kết quả Chiến tranh thế giới II, trên sự đối lập các chính sách của Hitler và Stalin cũng như kìm hãm nước Đức. Nhà phân tích trích dẫn phát biểu của chính trị gia Helmut Schmidt, Thủ tướng LB Đức thứ năm, người nói rằng khi gia tăng vai trò một thủ lĩnh chính trị châu Âu, nước Đức sẽ vấp phải phản ứng từ "các nước ngoại vi" và điều này đe dọa dẫn tới những hậu quả tàn phá. Trong khi đó, Fintan O'Toole cho rằng, hành vi của Bộ trưởng Tài chính Đức lại chứng tỏ Đức sẽ "quất" Hy Lạp tới khi nước này có vẻ “thuần Đức” hơn.
Theo người viết, châu u đã thay thế khái niệm "thống nhất đoàn kết" ban đầu bằng các tiêu chuẩn kép và mô hình "một khuôn mẫu cho tất cả", gạt sang bên mọi suy nghĩ về thay đổi công thức thoát khủng hoảng cho khu vực đồng euro để giữ nguyên: “kinh tế thắt lưng buộc bụng” cộng “hỗ trợ các ngân hàng” cộng “tư nhân hóa, bãi bỏ các bảo trợ xã hội và lao động”.
Trong khi đấy, các nước chủ nợ và các nước nhận viện trợ có cái nhìn khác nhau về cuộc khủng hoảng. Một bên tin rằng họ làm việc cật lực còn "các nước ngoại vi" sống nhờ vào họ, nhưng bên kia khẳng định họ lao động hết mình chỉ để nuôi các ngân hàng nước ngoài.
Theo người viết, châu u đã thay thế khái niệm "thống nhất đoàn kết" ban đầu bằng các tiêu chuẩn kép và mô hình "một khuôn mẫu cho tất cả", gạt sang bên mọi suy nghĩ về thay đổi công thức thoát khủng hoảng cho khu vực đồng euro để giữ nguyên: “kinh tế thắt lưng buộc bụng” cộng “hỗ trợ các ngân hàng” cộng “tư nhân hóa, bãi bỏ các bảo trợ xã hội và lao động”.
Trong khi đấy, các nước chủ nợ và các nước nhận viện trợ có cái nhìn khác nhau về cuộc khủng hoảng. Một bên tin rằng họ làm việc cật lực còn "các nước ngoại vi" sống nhờ vào họ, nhưng bên kia khẳng định họ lao động hết mình chỉ để nuôi các ngân hàng nước ngoài.