Ukraina cũng là nguyên nhân gây đau đầu cho châu Âu

© Flickr / Jennifer BoyerCuốc kỳ Ukraina
Cuốc kỳ Ukraina - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Hiện nay Hy Lạp là trọng tâm thu hút sự chú ý của báo chí thế giới.

Thật khó để dự đoán hậu quả của cuộc xung đột giữa Athens và Brussels, tuy nhiên, Kiev đã rút bài học từ cuộc xung đột đó và đề nghị các chủ nợ ngay lập tức xóa một phần lớn số nợ của Ukraina, tờ "The New York Times" viết như vậy. Kiev cũng là một thủ đô châu Âu đang bị kìm kẹp trong cuộc đàm phán với các chủ nợ, họ không muốn làm theo Hy Lạp để cuộc đàm phán với các nhà đầu tư kéo dài vô hạn. Tờ báo Mỹ nhận định rằng, phương Tây tiếp tục hỗ trợ tài chính cho Ukraina, nhưng, Kiev cho rằng, họ không nên thanh toán các khoản nợ cũ.

Trong khi đó, các nhà phân tích chỉ ra rằng, hiện nay, đối với phương Tây, tình hình ở Ukraina và Hy Lạp là một vấn đề chính trị, còn vấn đề  kinh tế là thứ yếu. Mặc dù đối với Liên minh châu Âu, tình hình Ukraina là quan trọng hơn. Chuyên gia Nga của Viện Kinh tế thế giới và chính sách quốc tế, Tiến sĩ Kinh tế Ivan Korolev cho biết:

Những người bỏ phiếu không ăn mừng kết quả trưng cầu dân ý ở trung tâm Athens, Hy Lạp - Sputnik Việt Nam
Khác với Hy Lạp, Ukraina không có ý định kéo dài cuộc đàm phán với các chủ nợ

 "Hy Lạp chủ yếu là một vấn đề của EU, còn nếu nói về vấn đề Ukraina thì Hoa Kỳ dính líu vào diễn biến tình hình ở nước này. Chính vì thế có thái độ nghiêm trọng hơn đối với vấn đề Ukraina. Vì lý do chiến lược, Liên minh châu Âu vẫn cố gắng để Hy Lạp không rơi vào tình trạng vỡ nợ. Bởi vì chính EU phải cứu Hy Lạp vì lý do chiến lược. Cũng vì lý do chiến lược, Hoa Kỳ vẫn hỗ trợ tài chính cho Ukraina. Mặc dù đối với phương Tây, vấn đề nợ của Ukraina là nghiêm trọng hơn và tế nhị hơn so với các khoản nợ của Hy Lạp, và các phương tiện truyền thông đang nói nhiều về Hy Lạp. Nếu nói về Kiev thì hiện nay tất cả mọi thứ phụ thuộc vào diễn biến tình hình ở phía Đông Ukraina. Không chỉ về mặt kinh tế mà còn về mặt chính trị và quân sự. Trong năm 1991, mọi người đều cho rằng, Ukraina có một tương lai tươi sáng: đất nước này có những di sản phong phú từ thời Liên Xô, có ngành công nghiệp và nông nghiệp phát triển cao, có nguồn tài nguyên thiên nhiên. Trước cuộc khủng hoảng, ở Ukraina không hề có những vấn đề dân tộc, trong khi Liên bang Nga vốn là một quốc gia đa dân tộc. Chính bởi vậy các chuyên gia đã dự báo một tương lai tươi sáng cho Ukraina,  nhưng điều này đã không xảy ra. Do đó, hiện nay Ukraina trước hết cần phải khôi phục lại quan hệ kinh tế dài hạn. Và Nga có thể tham gia vào quá trình này trên cơ sở hai bên cùng có lợi".

Với sự giúp đỡ của Quỹ Tiền tệ quốc tế, Kiev cố gắng thuyết phục các chủ nợ nước ngoài nên xóa một phần số nợ. Tuy nhiên, tập đoàn quản lý quỹ  Franklin Templeton đã từ chối xóa một phần khoản nợ của Ukraina và đề nghị để đến năm 2019, Ukraina cần phải thanh toán nợ nước ngoài. Các nhà đầu tư khẳng định rằng, việc từ chối xóa nợ sẽ giúp Ukraina sớm quay trở lại thị trường tín dụng và khôi phục nền kinh tế.

Quỹ IMF cũng không chia sẻ quan điểm của Kiev cho rằng, nếu chính quyền hiện nay không đồng ý với chính sách của chính phủ trước đó thì  có quyền không thanh toán các khoản nợ cũ. Tuy nhiên, các chuyên gia IMF khuyên các chủ nợ "nên chuẩn bị tinh thần để chấp nhận thiệt hại".

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала