Những cuộc khủng hoảng với quy mô lớn hơn có thể xảy ra ở Ý, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và cả Pháp, là các quốc gia mà mức nợ công không thấp hơn so với Hy Lạp. Nhà báo Mỹ Finian Cunningham viết như vậy trong bài bình luận trên đài Sputnik. Vì vậy, thời gian tới ở các nước phương Tây khác, kể cả Hoa Kỳ, sẽ thấy cảnh hỗn loạn và tuyệt vọng y như trên các đường phố của Athens.
Nhà phân tích, người Mỹ, nhận định rằng, bên trong hệ thống tư bản phương Tây đã tích tụ số nợ khổng lồ. Trong những năm gần đây, các nước phương Tây đã "bơm" vào nền kinh tế 10 nghìn tỷ USD mà vẫn không đạt được mục tiêu gia tăng hiệu quả của nó. Hoa Kỳ lập "kỷ lục" đáng buồn với nợ công 17 nghìn tỷ USD.
Nhà báo Mỹ bày tỏ quan điểm "cách mạng" rất giống triết học Mác- Lênin: nguyên nhân gây rối loạn trong nền kinh tế thế giới là khủng hoảng trong hệ thống chủ nghĩa tư bản, nay là mô hình chủ đạo trong đời sống kinh tế. "Chủ nghĩa tư bản suy thoái bởi vì mức lợi nhuận trong các ngành sản xuất đã giảm đi. Chủ nghĩa tư bản trở thành một hình thức "ăn bám" về mặt tài chính, thực hiện những hành động trên thị trường đầu cơ vì lợi ích của các ngân hàng và vốn hư cấu. Hệ thống này đã tách ra khỏi thế giới thực". Hệ tư tưởng tân tự do trong nền kinh tế và hệ thống thuế dẫn đến việc bảo trợ xã hội giảm đi, và những người thất nghiệp và người về hưu buộc phải đảm bảo thực hiện các biện pháp thắt lưng buộc bụng. Nhà báo Finian Cunningham viết, các thị trường chứng khoán hoàn toàn mất liên lạc với cuộc sống thực tế, có vẻ chúng đang tồn tại "trong vũ trụ song song" vì chỉ quan tâm đến lưu chuyển vốn hư cấu. Số nợ toàn cầu đang gia tăng và đã lên đến con số khủng khiếp 680 nghìn tỷ USD. Điều quan trọng nhất, "..món nợ này sẽ không bao giờ được thanh toán, bởi vì không rõ ai phải trả cho ai".
Nhà báo trích dẫn câu nói của ông Peter Koenig, cựu chuyên gia phân tích của Ngân hàng Thế giới. Theo ông Koenig, cuộc khủng hoảng ở Hy Lạp và châu Âu thật là vô lý, bởi vì có thể chỉ đơn giản xóa món nợ này. Nhưng, nếu xóa nợ, thì giới thượng lưu tài chính sẽ phải chịu lỗ, mà chính họ xác định chính sách của cái gọi là "các chính phủ dân chủ". Và có vẻ là, các nhà lãnh đạo chính trị của phương Tây không có khả năng trí tuệ để tìm kiếm phương án lựa chọn một cách độc lập.
"Cần phải thừa nhận rằng, chủ nghĩa tư bản với tư cách "cơ sở của cuộc sống xã hội và sản xuất" không còn sức sống, bị kiệt sức và bị phá sản về mọi mặt: về mặt đạo đức, chính trị và kinh tế" — nhà báo Mỹ Finian Cunningham kết luận.