SCO đã thành công trong việc tháo gỡ mâu thuẫn tranh chấp lãnh thổ giữa các quốc gia thành viên, tuy nhiên cho đến nay còn chưa đóng vai trò then chốt trong sự nghiệp phát triển hợp tác kinh tế khu vực. Bây giờ, các thành viên của tổ chức, đặc biệt là Nga và Trung Quốc, dự định chấn chỉnh điều đó. Đang chờ đợi là trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh SCO, diễn ra trong tuần này, sẽ duyệt đơn đăng ký gia nhập nhận qui chế thành viên của Ấn Độ và Pakistan, còn Matxcơva hy vọng là tham gia vào các tổ chức còn có cả Iran, sau khi các biện pháp trừng phạt đối với Tehran được gỡ bỏ, — tác giả bài báo viết như vậy.
Không loại trừ là sẽ tăng cường liên kết cả trong lĩnh vực quân sự. Phần lớn các nước thành viên Tổ chức hợp tác Thượng Hải đều tập hợp trong Tổ chức Hiệp ước An ninh tập thể (CSTO), do Nga khởi xướng tạo lập. Như vậy, trong SCO có cấu trúc khối, hàm chứa khả năng trở thành đối trọng của NATO. Trong bối cảnh cuộc xung đột với phương Tây, Nga đang trông đợi là nếu Trung Quốc nhận được vai trò qui mô hơn trong việc thảo luận các vấn đề về an ninh Á-Âu ở cấp độ toàn cầu, thì sẽ có thể xoay chuyển đòn bẩy thế lực, — The Financial Times dự đoán.
Các nhà lãnh đạo Nga và Trung Quốc từ chối nói về việc tạo lập khối liên minh, còn các nước chúng ta thì tuyên bố rằng sự hiệp lực sẽ không ảnh hưởng đến nền hòa bình bên ngoài. Nhưng điều đó là không thể. Chúng ta đang chịu áp lực chiến lược từ phía Hoa Kỳ. Chừng nào còn bảo lưu quyền bá chủ của Hoa Kỳ, thì quan hệ của chúng ta còn phát triển theo hướng này", — báo The Financial Times dẫn ý kiến của lãnh đạo Viện Quan hệ quốc tế thuộc Đại học Tổng hợp Thanh Hoa (Bắc Kinh) Yanya Syuetun.
Trong khi đó, Giám đốc Trung tâm Carnegie Matxcơva, ông Dmitry Trenin cho rằng "liên minh giữa Matxcơva và Bắc Kinh sẽ dẫn đến loại trừ ảnh hưởng của Washington" và đẩy Hoa Kỳ ra khỏi khu vực. Khi đó Hoa Kỳ sẽ buộc phải từ bên ngoài quan sát những gì đang diễn ra trên không gian Á-Âu, — The Financial Times cho biết.
Theo quan điểm của tờ báo này, Matxcơva đang thận trọng nhìn vào nhịp độ phát triển kinh tế của Bắc Kinh, vai trò của nó như một đối tác thương mại chính và là nhà đầu tư dành cho nhiều quốc gia Âu-Á, tuy nhiên Matxcơva cũng không định nhường thua về ảnh hưởng và quyền lợi. Như đánh giá của The Financial Times, lợi ích của Trung Quốc và Nga không phải luôn luôn trùng hợp, nhưng Nga không sửa soạn để mất vị thế của mình. Nga đang phát triển dự án trong khu vực — đó là Liên minh Kinh tế Á-Âu (EAEC), còn Trung Quốc hướng tới mục tiêu dự án — "Con đường Tơ lụa mới". SCO với cơ cấu vững vàng của nó có thể trở thành nền tảng dành cho việc liên kết nỗ lực hội nhập của hai nước, — tờ The Financial Times dẫn nguồn từ các chuyên gia Nga về chính sách quốc tế.