Hôm thứ Ba, tại Matxcơva, lãnh đạo cơ quan tài chính của các nước BRICS đã cho khởi động Ngân hàng Phát triển Mới, cũng như nhất trí về các điều kiện hỗ trợ lẫn nhau từ kho dự trữ ngoại hối. Vốn tư bản của Ngân hàng là 100 tỷ USD, cũng một khoản tiền nữa như vậy gửi vào "ngăn" tương trợ.
Việc tạo lập hai cơ cấu tài chính này là sự kiện đầu tiên trong khuôn khổ hội nghị thượng đỉnh của SCO và BRICS. Các hội nghị thượng đỉnh quốc tế này diễn ra tại Ufa những ngày 8-10 tháng bảy. Dù Hoa Kỳ và Tây Âu gắng sức cô lập, Nga vẫn tập hợp được trên lãnh thổ nước mình không chỉ đơn giản là những nền kinh tế mạnh nhất của thế giới, mà còn gần 30% GDP toàn cầu. Những nước này đã nhất trí với nhau cùng chia sẻ tiền chung, tuy nhiên, hiện thời chưa sửa soạn "dốc ống" quỹ tiết kiệm này. Điều đó cũng được xác định trong tuyên bố của bà Elvira Nabiullina lãnh đạo Ngân hàng Nga, theo kết quả cuộc gặp của Bộ trưởng Tài chính và những người đứng đầu ngân hàng trung ương nhóm G5.
"Chúng tôi không thấy lý do nào để cho rằng một nước nào đó trong số các thành viên sẽ phải tìm kiếm sự hỗ trợ của công cụ tài chính này trong tương lai gần. Đồng thời, quỹ tiết kiệm chung là công cụ bảo hiểm, tạo điều kiện để chúng ta có khả năng tiên liệu rộng lớn hơn, và đảm bảo độ ổn định trong hệ thống tài chính của chúng ta".
Đang chờ đợi là danh sách những dự án đầu tiên có thể nhận tiền từ Ngân hàng Phát triển mới sẽ được công bố ngay trước cuối năm nay. Trong số đó có thể là các chủ thể trong khuôn khổ sáng kiến "Con đường tơ lụa" của Trung Quốc, cũng như "Rosneft" của Nga. Chuyên viên Aleksandr Salitsky từ Viện Kinh tế thế giới và pháp luật quốc tế (IMEMO — thuộc Viện Hàn lâm Khoa học LB Nga) không loại trừ rằng trong số cơ bản sẽ còn cả những dự án khác với sự tham gia của Trung Quốc.
"Địa bàn Mỹ Latinh và châu Phi, ý tôi muốn nói là các quốc gia miền cực nam sa mạc Sahara, còn chưa được bao trùm bởi dự án "Con đường tơ lụa" từ châu Á đến châu Âu. Trong khi đó, có bàn đạp khá tin cậy là Nam Phi. Ngoài ra, Trung Quốc đang duy trì mối quan hệ làm việc tốt đẹp với Brazil, nơi ghi dấu dự án đồ sộ về tuyến đường sắt xuyên châu lục. Tôi cho rằng người Trung Quốc sẽ kết nối Ngân hàng Phát triển mới với các dự án cơ sở hạ tầng ở những châu lục này".
Sự hỗ trợ của Ngân hàng mới có thể đặc biệt kịp thời đối với các thị trường mới nổi trong tương quan gia tăng dòng chảy thoát ra của vốn tư bản phương Tây. Và cũng bởi sự hạn chế về ngân sách mà các nước BRICS buộc phải dự tính phòng trường hợp siết chặt chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ.