Cơ sở cho dự báo này là phiên bản song song với số phận của Liên Xô. Liên Xô đã tồn tại gần 70 năm, một khoảng thời gian không hề ngắn ngủi. Liên minh châu Âu cũng sẽ sụp đổ ở cùng độ tuổi như vậy, vào khoảng năm 2022, — tác giả cho biết. Bởi vì 70 năm không phải là một thời hạn bình thường, mà là quy luật tất yếu. Đó là ba thế hệ trong đời người. Thế hệ cha ông tạo ra và xây dựng cái mới. Thế hệ con cái được hưởng cái mới này, nhưng đồng thời khai thác nó một cách tàn nhẫn và không để ý đến những sai lầm. Còn thế hệ con cháu thì chỉ thấy toàn là nhược điểm trong những gì mà cha ông xây đắp nên. Hơn nữa, họ trực tiếp và công khai bác bỏ lý tưởng của cha ông, phá bỏ những gì mà thế hệ trước tạo ra. Cuối cùng thì công trình đó bị sụp đổ.
Lịch sử của Liên Xô đã phát triển đúng như vậy. Hiện nay EU đang theo xu hướng tương tự, và đến đầu thập niên 20 thế kỷ của chúng ta, thế hệ "con cháu EU" sẽ trở thành lực lượng chính trị chủ yếu của Liên minh.
Những nguyên nhân chính nào gây ra sự sụp đổ và tan rã của Liên bang Xô viết? Đó là chính quyền hành chính quan liêu của Liên Xô, lợi ích và hệ tư tưởng chính thức càng ngày càng mâu thuẫn với lợi ích và quan điểm của đại đa số nhân dân Liên Xô như một toàn thể, cũng như quan điểm và lợi ích của tầng lớp thượng lưu ở các nước cộng hòa thuộc Liên bang Xô viết. Một lý do khác cho sự sụp đổ của Liên Xô là sự buộc tội lẫn nhau về việc ai phải nuôi ai, ai phải làm việc và ai là người nhàn rỗi. Giống như hôm nay, trong Liên minh châu Âu, ở Liên Xô thời ấy, chủ yếu các nước cộng hòa ở phía Bắc và phía Nam từng trách cứ nhau như vậy (trong EU là các quốc gia cáo buộc lẫn nhau). Trong giai đoạn perestroika của Gorbachev tương đối ngắn ngủi, những lời cáo buộc ấy trở nên mạnh mẽ và biến thành dư luận xã hội: từ xác tín rằng Liên Xô cần thiết cho tất cả các nước cộng hòa thuộc liên bang, đã đi đến kết luận hoàn toàn ngược lại — Liên bang không có lợi cho bất cứ ai. Và một lý do nữa khiến cho Liên bang Xô viết sụp đổ là tính dân tộc chủ nghĩa của tầng lớp tinh hoa ở các nước cộng hòa liên minh nhanh chóng thức tỉnh mầm mống chủ nghĩa dân tộc, không chỉ trong bộ phận chịu thiệt thòi, mà ngay cả trong tầng lớp quần chúng đông đảo, tưởng chừng như mang tư tưởng văn minh.
Ngày nay, chúng ta đang thấy một bức tranh tương tự trong trường hợp Liên minh châu Âu. Mặc dù trên thực tế, chính sách "tình hữu nghị giữa các dân tộc" của Liên Xô đã được thực hiện thành công, còn các nhà lãnh đạo của Liên minh châu Âu một vài năm trước đây đã buộc phải thừa nhận rằng chính sách đa văn hóa của họ đã thất bại. Và ở Liên Xô đã không tồn tại vấn đề những người nhập cư, ngày nay không chỉ đang cản trở các nước Liên minh châu Âu, mà còn đe dọa tương lai của chính châu Âu.
Tính khoan dung quốc gia của Cựu thế giới ngày càng phải đối mặt sâu sắc hơn với tệ phân biệt chủng tộc công khai, với tinh thần dân tộc chủ nghĩa trong các biểu hiện phân biệt chủng tộc cực đoan của chính quyền ở các nước nước thành viên mới của EU ở Đông Âu và vùng Baltic. Cuối cùng, sự hận thù ngày càng cao đối với bộ máy quan liêu của EU, thu tóm quyền lực chính trị và tài chính càng ngày càng nhiều hơn và nhiều hơn nữa, gây thiệt hại cho chủ quyền quốc gia của các nước thành viên. Đối với công dân một số bộ phận riêng lẻ của EU, sự quan liêu này là thành trì của chủ nghĩa độc tài, đè bẹp dân chủ ở các quốc gia và vùng lãnh thổ riêng biệt.
Cuối cùng, cũng cần lưu ý rằng sự sụp đổ của Liên Xô xảy ra ngay sau thời điểm phát triển tối đa của nó. Liên Xô là một trong hai siêu cường toàn cầu: xung quanh Liên Xô và do Liên Xô dẫn dắt đã từng tồn tại liên minh quân sự là Khối hiệp ước Warsaw và liên minh kinh tế là Hội đồng tương trợ kinh tế, cũng như phong trào cộng sản quốc tế mạnh mẽ. Vì vậy, đừng ai bị lừa dối trước sự thịnh vượng kinh tế gần đây của EU, cũng như tiềm năng chính trị hiện tại của nó.
Tất cả những điều nêu trên đủ để nói rằng hoàng hôn và sự tan rã của Liên minh châu Âu không còn xa vời nữa, và nhiều khả năng đã ở trên chóp mũi của các chính trị gia châu Âu hiện nay. Và họ chắc chắn đã cảm thấy điều đó. Bởi vậy nên bất chấp câu thần chú quen thuộc "sự bất khả xâm phạm về lý tưởng và sự thống nhất của của Liên minh châu Âu", đang ầm ỹ lên xung quanh vấn đề nợ của Hy Lạp, và quan trọng nhất, đó là sự thách thức công khai của Athens trước "quyền lực Brussels". Kịch bản sụp đổ của EU có thể khác nhau, từ sụp đổ có tổ chức đến sụp đổ hỗn loạn.
Nhà khoa học chính trị Nga Vitaly Tretyakov viết trong phần kết luận: Trong phân tích này tôi hoàn toàn bỏ qua yếu tố Hoa Kỳ quan tâm đến việc duy trì EU như là một chư hầu chính trị và quân sự (thông qua NATO). Yếu tố này là cực kỳ quan trọng, nhưng nó không thể chống lại tiến trình tự nhiên của lịch sử, sẽ xóa bờ biển của Liên minh châu Âu, như đã từng xảy ra với Liên Xô.