Xét theo mọi việc, ông Abe sẽ chọn lựa thời điểm trước hoặc sau lễ kỷ niệm 70 năm kết thúc cuộc chiến tranh thế giới thứ hai, mà hoạt động này sẽ được tổ chức tại Bắc Kinh vào ngày 3 tháng 9. Các phương tiện truyền thông Nhật Bản đưa tin này dựa theo nguồn tin trong chính phủ. Ngay vào tháng 3, thông qua các kênh ngoại giao, phía Trung Quốc đã gửi lời mời cho ban lãnh đạo Nhật Bản đến dự hoạt động kỷ niệm 70 năm Chiến thắng, nhưng, chính phủ Nhật Bản chưa hồi đáp lời mời của Bắc Kinh.
Giữa Nhật Bản và Trung Quốc vẫn tồn tại mối quan hệ mâu thuẫn. Lực hướng tâm là quan hệ thương mại và kinh tế chặt chẽ và cùng có lợi. Lực ly tâm là các thứ khác, từ vấn đề lãnh thổ đến một vấn đề nhạy cảm như thái độ của hai nước đối với quá khứ lịch sử. Tất nhiên, để thảo luận về các vấn đề phức tạp như vậy phải tổ chức một cuộc gặp riêng được chuẩn bị kỹ lưỡng, và chắc là, trong khi tiến hành các hoạt động trọng thể ban lãnh đạo Trung Quốc sẽ không có thời gian để tiến hành cuộc gặp như vậy. Mặt khác, buổi lễ trọng thể và cuộc diễu hành quân sự của các nước chiến thắng sẽ không mang lại niềm vui cho Thủ tướng Nhật Bản, bởi vì các hoạt động sắp tới là một phần của cuộc đấu tranh cho "công bằng lịch sử" nhằm nhấn mạnh tầm quan trọng của nước chiến thắng trong cuộc đấu trang chống “chủ nghĩa đế quốc Nhật Bản”.
"Xã hội Nhật Bản phần nào nhận thức được về trách nhiệm lịch sử trước những đau khổ mà nước Nhật đã gây ra cho các dân tộc Châu Á trong thời gian chiến tranh, nhưng, nếu so sánh với lập trường của Đức thì phải nói rằng, người Đức kịch liệt lên án các tội ác của chủ nghĩa phát xít. Ở Nhật Bản các chính trị gia có vẻ như đồng ý với cách đánh giá của các cựu thủ tướng, đặc biệt với tuyên bố của ông Tomiichi Murayama, người vào năm 1995 đã thừa nhận rằng, Nhật Bản đã thực hiện cuộc xâm lược trên đất liền và xin lỗi về hành động đó. Thủ tướng Abe có thể thừa nhận rằng, ông ủng hộ lập trường của những người tiền nhiệm, nhưng, nếu ông chỉ nói "hối tiếc sâu sắc" chứ không phải “xin lỗi”, thì Trung Quốc sẽ coi đó là lời nói không chân thật… Vâng, đó là nhận thức cảm xúc, nhưng, đối với người Trung Quốc đó là một vấn đề vô cùng quan trọng”.
Điều đáng chú ý là, vẫn chưa rõ, liệu Trung Quốc đã gửi lời mời cho các quốc gia khác tham gia cuộc chiến tranh ở Thái Bình Dương, đặc biệt là Hoa Kỳ, và đại diện của những nước nào sẽ đến dự hoạt động trọng thể ở Bắc Kinh. Nếu Tổng thống Mỹ sẽ đến Trung Quốc, thì có thể vô tình xúc phạm đến Nhật Bản. Và nếu ông không đi thì sẽ xúc phạm Trung Quốc. Nói chung, sương mù ngoại giao xung quanh sự kiện sắp tới chưa tiêu tán.