Ngày 14 tháng 7 năm 2015, lần đầu tiên kể từ khi xuất hiện vấn đề hạt nhân của Iran, bộ sáu trung gian quốc tế (gồm 5 Ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an LHQ và Đức) với tư cách đại diện của toàn bộ cộng đồng quốc tế đã đạt được thỏa thuận về thủ tục bãi bỏ các biện pháp đơn phương và quốc tế trừng phạt Cộng hòa Hồi giáo Iran.
Báo chí gọi đó là một thành công lịch sử trong cuộc đàm phán lâu dài và rất khó khăn ở Vienna.
Tất nhiên, không thể phủ nhận thành công chính trị. Tuy nhiên, trên thực tế, thỏa thuận này chỉ là giai đoạn đầu tiên của thủ tục dài bãi bỏ các biện pháp trừng phạt Tehran. Chuyên gia Vladimir Yevseyev, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chính sách Nga, phân tích tình hình hiện nay:
Trước hết, ở đây không nói về việc dỡ bỏ tất cả các biện pháp trừng phạt chống Iran. Mà đó là cả bốn nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, 18 sắc lệnh của Tổng thống Hoa Kỳ, 4 văn kiện của EU và 10 luật do Quốc hội Hoa Kỳ thông qua. Hơn nữa, một nửa biện pháp trừng phạt Tehran mà Mỹ bắt đầu áp dụng từ năm 1979, không liên quan đến chương trình hạt nhân của Iran, vì vậy Mỹ không có ý định bãi bỏ các biện pháp đó.
Ông Vladimir Yevseyev cho biết, ngoài ra, quá trình bãi bỏ các biện pháp trừng phạt là rất dài và phức tạp. Trước hết phải nói rằng, cả Quốc hội Mỹ và Quốc hội Iran không có ý định phê chuẩn “Kế hoạch hành động toàn diện chung” được thông qua theo kết quả cuộc đàm phán. Tuy nhiên, Quốc hội Mỹ sẽ xem xét văn kiện này. Các nghị sĩ đảng Cộng hòa chiếm đa số tại Hạ viện sẽ làm tất cả để ngăn chặn việc thực hiện thỏa thuận này. Ngoài ra, tất cả các ứng cử viên tổng thống đều cho rằng, Nhà Trắng là quá mềm yếu trong vấn đề hạt nhân của Iran, do đó họ coi thỏa thuận vừa đạt được là một "thỏa thuận xấu".
Thứ hai, ngay sau khi kết thúc cuộc đàm phán với Iran, một dự thảo nghị quyết được gửi cho Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Văn kiện viết rằng, trong 5 năm tới duy trì lệnh cấm vận vũ khí hạng nặng cho Iran, và trong 8 năm tới duy trì lệnh cấm cung cấp cho Iran các tên lửa đạn đạo và công nghệ tên lửa. Thỏa thuận giữa Iran và bộ sáu trung gian quốc tế sẽ chính thức có hiệu lực sau 90 ngày kể từ khi Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc thông qua nghị quyết về nội dung này. Việc dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận đối với Tehran sẽ xảy ra sau 10 năm kể từ khi Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc thông qua nghị quyết!
Trước hết, ở đây không nói về việc dỡ bỏ tất cả các biện pháp trừng phạt chống Iran. Mà đó là cả bốn nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, 18 sắc lệnh của Tổng thống Hoa Kỳ, 4 văn kiện của EU và 10 luật do Quốc hội Hoa Kỳ thông qua. Hơn nữa, một nửa biện pháp trừng phạt Tehran mà Mỹ bắt đầu áp dụng từ năm 1979, không liên quan đến chương trình hạt nhân của Iran, vì vậy Mỹ không có ý định bãi bỏ các biện pháp đó.
Ông Vladimir Yevseyev cho biết, ngoài ra, quá trình bãi bỏ các biện pháp trừng phạt là rất dài và phức tạp. Trước hết phải nói rằng, cả Quốc hội Mỹ và Quốc hội Iran không có ý định phê chuẩn “Kế hoạch hành động toàn diện chung” được thông qua theo kết quả cuộc đàm phán. Tuy nhiên, Quốc hội Mỹ sẽ xem xét văn kiện này. Các nghị sĩ đảng Cộng hòa chiếm đa số tại Hạ viện sẽ làm tất cả để ngăn chặn việc thực hiện thỏa thuận này. Ngoài ra, tất cả các ứng cử viên tổng thống đều cho rằng, Nhà Trắng là quá mềm yếu trong vấn đề hạt nhân của Iran, do đó họ coi thỏa thuận vừa đạt được là một "thỏa thuận xấu".
Thứ hai, ngay sau khi kết thúc cuộc đàm phán với Iran, một dự thảo nghị quyết được gửi cho Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Văn kiện viết rằng, trong 5 năm tới duy trì lệnh cấm vận vũ khí hạng nặng cho Iran, và trong 8 năm tới duy trì lệnh cấm cung cấp cho Iran các tên lửa đạn đạo và công nghệ tên lửa. Thỏa thuận giữa Iran và bộ sáu trung gian quốc tế sẽ chính thức có hiệu lực sau 90 ngày kể từ khi Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc thông qua nghị quyết về nội dung này. Việc dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận đối với Tehran sẽ xảy ra sau 10 năm kể từ khi Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc thông qua nghị quyết!
Thứ ba, Hội đồng Bảo an LHQ và IAEA sẽ tiếp tục kiểm soát chặt chẽ các hoạt động hạt nhân của Iran. Ví dụ, đại diện của Iran và "bộ sáu" trung gian quốc tế sẽ tổ chức các cuộc gặp không ít hơn một lần mỗi hai năm để giám sát quá trình thực hiện "Kế hoạch hành động toàn diện chung”. Số thanh sát viên của IAEA sẽ lên đến 130-150 người, đặc biệt là trong số các thanh sát viên chỉ có công dân của những nước mà Iran đã thiết lập quan hệ ngoại giao. Tức là, trong tương lai gần các thanh tra viên của Mỹ sẽ không thể tiếp cận các cơ sở hạt nhân của Iran.
Và cuối cùng, các cuộc họp của Ủy ban Hỗn hợp về thực hiện thỏa thuận với Iran và để giải quyết các tranh chấp về chương trình hạt nhân của Iran sẽ được tổ chức hàng quý tại New York, Vienna và Geneva. Tuy nhiên, chưa làm sáng tỏ thủ tục thông qua quyết định của Ủy Ban: sự đồng thuận hoặc đa số phiếu? Chuyên gia Vladimir Yevseyev nhận xét rằng, chi tiết này là hết sức quan trọng bởi vì hiện nay phương Tây được đảm bảo đa số phiếu trong ủy ban này. Kết quả là, trong thời gian 65 ngày, phương Tây có thể gia hạn lệnh trừng phạt quốc tế đối với Iran nếu họ cho rằng, Tehran không thực hiện đầy đủ thỏa thuận được ký kết tại Vienna. Trong trường hợp này, phía Iran cũng chấm dứt thực hiện thỏa thuận này.
Chuyên gia Vladimir Yevseyev, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chính sách Nga kết luận rằng, hiện nay vẫn còn sớm để nói về thành công lịch sử của cuộc đàm phán tại Vienna. Tất nhiên, ở Vienna đã đạt được thành công đáng kể trong quá trình giải quyết cuộc khủng hoảng hạt nhân Iran. Nhưng, quá trình này chưa kết thúc, và kết quả tích cực của nó vẫn chưa rõ.
Và cuối cùng, các cuộc họp của Ủy ban Hỗn hợp về thực hiện thỏa thuận với Iran và để giải quyết các tranh chấp về chương trình hạt nhân của Iran sẽ được tổ chức hàng quý tại New York, Vienna và Geneva. Tuy nhiên, chưa làm sáng tỏ thủ tục thông qua quyết định của Ủy Ban: sự đồng thuận hoặc đa số phiếu? Chuyên gia Vladimir Yevseyev nhận xét rằng, chi tiết này là hết sức quan trọng bởi vì hiện nay phương Tây được đảm bảo đa số phiếu trong ủy ban này. Kết quả là, trong thời gian 65 ngày, phương Tây có thể gia hạn lệnh trừng phạt quốc tế đối với Iran nếu họ cho rằng, Tehran không thực hiện đầy đủ thỏa thuận được ký kết tại Vienna. Trong trường hợp này, phía Iran cũng chấm dứt thực hiện thỏa thuận này.
Chuyên gia Vladimir Yevseyev, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chính sách Nga kết luận rằng, hiện nay vẫn còn sớm để nói về thành công lịch sử của cuộc đàm phán tại Vienna. Tất nhiên, ở Vienna đã đạt được thành công đáng kể trong quá trình giải quyết cuộc khủng hoảng hạt nhân Iran. Nhưng, quá trình này chưa kết thúc, và kết quả tích cực của nó vẫn chưa rõ.