WikiLeaks: Tình báo Mỹ do thám Thủ tướng Abe và các tập đoàn lớn của Nhật Bản

© AFP 2023 / Paul J. RichardsNhân viên Cơ quan An ninh Quốc gia ở Washington
Nhân viên Cơ quan An ninh Quốc gia ở Washington - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA) đã theo dõi nội các Bộ trưởng và các công ty Nhật Bản, chẳng hạn như Mitsubishi, - cổng thông tin WikiLeaks tiết lộ.

Hôm thứ Sáu cổng thông tin WikiLeaks  đăng tải danh sách với tên gọi «Target Tokyo» (Mục tiêu — Tokyo), trong đó NSA liệt kê 35 "mục tiêu".

Có thông báo rằng NSA đã giám sát các công ty, các quan chức chính phủ, các Bộ và cố vấn cấp cao của Nhật Bản, ít nhất là từ nhiệm kỳ đầu tiên của Thủ tướng Shinzo Abe — ông ở chức vụ này từ tháng Chín 2006 đến tháng Chín 2007.

Như nhận xét trong bộ phận báo chí của Wikileaks, những dữ liệu có được chứng tỏ "độ sâu của chương trình mà người Mỹ tiến hành để do thám Chính phủ Nhật Bản, cho thấy những thông tin thu thập được là từ các bộ ngành khác nhau của Nhật Bản".

WikiLeaks - Sputnik Việt Nam
Tiết lộ mới của WikiLeaks về gián điệp Mỹ ở Đức

"Các tài liệu thể hiện rõ rằng Hoa Kỳ nắm thông tin chi tiết về những cuộc thảo luận diễn ra trong nội bộ Nhật Bản, cụ thể là về những chủ đề như: nhập khẩu nông  sản, tranh chấp thương mại, lập trường đàm phán tại vòng thương lượng Doha trong WTO, kế hoạch phát triển kỹ thuật của Nhật Bản, chính sách trong lĩnh vực bảo vệ môi trường và năng lượng hạt nhân", — bản công bố cho biết.

Theo thông tin của tổ chức này, Hoa Kỳ cũng thu nhận được cả các thư từ của Tokyo trao đổi với các tổ chức quốc tế, trong đó có Cơ quan Năng lượng Quốc tế.

Theo khuôn khổ thỏa thuận Five Eyes, NSA gửi các dữ liệu tình báo thu nhận được đến Australia, Canada, Anh và New Zealand.

Phe đối lập Nhật Bản phẫn nộ trước sự thật Mỹ gián điệp các hoạt động Nội các Nhật Bản mới được WikiLeaks tiết lộ.

Thượng nghị sĩ Đảng Nhân dân Mới Kazuyuki Hamada cho rằng, vụ bê bối sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến quan hệ Nhật-Mỹ:

 

“Trong chuyến thăm Mỹ và đàm phán với Tổng thống Obama, Thủ tướng Abe đã xác định phương hướng hợp tác mới của hai nước, bao gồm cả dự luật sửa đổi Luật Quốc phòng hiện được Quốc hội Nhật Bản thảo luận và các chủ đề liên quan đến giai đoạn đàm phán cuối của TPP. Sự xuất hiện vụ bê bối trong giai đoạn phát triển cực kỳ quan trọng mối quan hệ Nhật-Mỹ có nguy cơ làm suy yếu lòng tin vào chính phủ ông Abe. Dư luận đang phản đối mạnh. Các đảng đối lập tìm cách lợi dụng tâm trạng chung này trong người dân.”


        Nhưng theo của nhà nghiên cứu chính trị có uy tín Shigeki Hakamada, xì-căn-đan chưa chắc sẽ gây tổn thất nghiêm trọng cho quan hệ hai nước: “Mặc dù việc thủ tướng chính phủ và các nhân vật cấp cao khác bị nghe trộm là một thực hành khá phổ biến, vẫn cần lên tiếng rằng không chấp nhận những hành động như vậy nhằm vào thủ tướng một nước đồng minh. Ở Đức đã có sự nổi sóng bất bình, nhưng rồi đấy cũng chỉ là một màn diễn mà theo tôi đã không làm suy giảm mấy quan hệ Mỹ-Đức. Tôi nghĩ rằng, dù cho thông tin người Mỹ nghe trộm thủ tướng Abe có là sự thật thì điều này cũng chẳng thể làm xấu đi quan hệ Nhật-Mỹ.”

Giáo sư Dmitry Streltsov Đại học MGIMO bày tỏ sự đồng tình với đồng nghiệp Nhật Bản.


“Vị trí của Nhật Bản trước Hoa Kỳ hiện tại khác với Đức. Đức đang ướm thử vai trò lãnh đạo chính trị ở châu  u, cố gắng theo đuổi chính sách đối ngoại độc lập. Nhật Bản ngược lại tìm kiếm chất lượng mới của sự đoàn kết xuyên Thái Bình Dương với Mỹ, liên quan trước hết đến các điều chỉnh trong chính sách an ninh quốc gia Nhật Bản như quan hệ đối tác cấp độ mới đòi hỏi. Mối bất hòa với Hoa Kỳ xảy ra lúc này, ví dụ như vấn đề gián điệp, sẽ đe dọa đường lối an ninh quốc gia đã được đề ra, đe dọa số phận các dự luật an ninh đang được tích cực thảo luận và được ông Abe hy vọng thông qua trong mùa hè này. Vấn đề có thể ảnh hưởng đến tương lai chính trị của ông Abe lẫn khả năng duy trì quyền lực của đảng cầm quyền. Tôi tin rằng, vụ bê bối sẽ không dẫn tới hậu quả gì nghiêm trọng. Tất nhiên, phe đối lập sẽ tìm cách khai thác triệt để, kể cả các đảng cánh tả và báo chí. Bê bối này càng cổ vũ cho xu hướng bài Mỹ trong xã hội, đặc biệt trước thềm kỷ niệm 70 năm các thảm họa bom nguyên tử ở Hiroshima và Nagasaki. Nhưng có lẽ những tâm trạng này không thể làm lung lay quyền lực chính trị ở Nhật Bản hiện nay."

 

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала