Nga nêu nguyện vọng sở hữu phần thềm lục địa giàu tài nguyên hydrocarbon này kể từ năm 2001, nhưng hồ sơ lần trước bị gạt do chưa đủ thông tin.
Tương ứng với Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982, các quốc gia ven biển có quyền thiết lập khu kinh tế đặc biệt chiều rộng 200 dặm kể từ bờ biển. Trong trường hợp chứng minh được việc tiếp nối thềm lục địa kéo dài ra bên ngoài ranh giới này, đất nước có thể mở rộng biên giới của mình tới 350 dặm. Theo đó, quốc gia có quyền kiểm soát các tài nguyên nằm trong phạm vi đó, kể cả dầu mỏ và khí đốt.
Trong hồ sơ được bổ sung hoàn chỉnh hơn giới thiệu những tư liệu mới cập nhật về tọa độ trắc địa của những chủ thể và tính toán rõ khoảng cách. Nếu các nhà khoa học chứng minh được rằng dãy ngầm là sự tiếp nối tự nhiên của thềm lục địa Nga, đất nước sẽ được hưởng quyền ưu tiên khai thác nguồn tài nguyên tại đây. Trữ lượng đó, theo dữ liệu ước tính của Bộ Tài nguyên, có thể tương đương với 5 tỷ tấn nhiên liệu.
Ông Leopold Lobkovsky Phó Giám đốc Viện nghiên cứu Đại dương mang tên Shirshov cho biết, để chuẩn bị hồ sơ đăng ký của Nga với những minh chứng khoa học thuyết phục, đã tập hợp nhóm các nhà địa chất và địa vật lý nổi tiếng nhất chuyên nghiên cứu Bắc Cực đang làm việc trong các viện chuyên ngành hàng đầu thuộc Viện Hàn lâm Khoa học LB Nga. Trước các chuyên viên này đặt ra nhiệm vụ tạo lập mô hình hiện đại của sự tiến hóa địa động lực Bắc Cực. Đây cần phải là nền tảng căn bản để minh họa cho khái niệm biện chứng về mở rộng thềm lục địa Bắc Cực của Nga. Bởi chính những thiếu sót về chứng minh khoa học đã là nguyên nhân khiến hồ sơ đăng ký đầu tiên của Nga bị bác vào năm 2001.
Theo lời nhà khoa học, sau hơn 10 năm liên tục tiến hành nghiên cứu địa chất và địa vật lý "… đã tạo lập hàng loạt bản đồ kèm theo cứ liệu địa vật lý, cần đáp ứng các đòi hỏi của Ủy ban thuộc Liên Hợp Quốc". Những tư liệu này chứng minh rằng ở giữa Bắc Băng Dương hiện hữu một kiểu dãy núi cầu nối kiến tạo liên kết Eurasia và Bắc Mỹ. Đó là cơ sở cho việc mở rộng thềm lục địa cả từ phía Nga cũng như từ phía Canada và Đan Mạch.
Như vậy, kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Nga dường như mang lợi cho cả những nước khác trong vùng Bắc Cực? Về nguyên tắc, những cứ liệu này cho phép các nước đó cũng được mở rộng ranh giới thềm lục địa cho đến tận Cực Bắc. Tuy nhiên, theo quan điểm của ông Leopold Lobkovsky, tình hình quốc tế vào thời điểm hiện tại chưa mấy thuận lợi cho quyết định nhanh chóng ủng hộ Nga. Thủ tục thông qua hồ sơ đăng ký tại Ủy ban Liên Hợp Quốc có thể kéo dài tới mấy năm. Cần tính đến cả những sự kiện khác nữa. Hôm nay, bất kỳ con tàu nào cũng đều có thể tiến vào Bắc Băng Dương ở bên ngoài ranh giới khu kinh tế đặc quyền 200 dặm biển và thực sự tự do làm mọi việc nếu muốn. Còn khi một số quốc gia duyên hải Bắc Cực được cùng nhau chia sẻ quyền lợi ở vùng biển Bắc Băng Dương, thì nhiều nước khác hẳn sẽ chẳng vui mừng gì với viễn cảnh như vậy.