Liệu Nhật Bản có thể thuần hóa Hàn Quốc thông qua Trung Quốc?

© Flickr / James CridlandQuốc kỳ Nhật Bản
Quốc kỳ Nhật Bản - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Ngày tháng tổ chức lễ kỷ niệm tại Bắc Kinh nhân dịp chiến thắng quân phiệt Nhật Bản càng đến gần thì Washington và Tokyo đang ngày càng e ngại rằng, Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye sẽ chấp nhận lời mời của phía Trung Quốc và sẽ tham dự cuộc diễu hành ở thủ đô Trung Quốc.

Washington e ngại rằng, sự hiện diện của bà Park Geun-hye tại cuộc diễu hành ở Bắc Kinh có thể thành tín hiệu sai lạc khiến thế giới hiểu lầm là Trung Quốc đã bẻ gãy liên minh Mỹ-Hàn. Thông qua các đại diện ngoại giao của mình, Hoa Kỳ đang cố gắng thuyết phục Tổng thống Hàn Quốc không nên thực hiện bước đi này mà theo quan điểm của Mỹ đó là một hành động không hợp lý. Trong quan hệ giữa Seoul và Tokyo (một đồng minh chính trị — quân sự khác của Mỹ) cũng không có gì gieo hy vọng cho Washington. Gần đây, khi phát biển tại Diễn đàn ASEAN ở Kuala Lumpur, Bộ trưởng Ngoại giao Hàn Quốc Yun Byung-se đã tuyên bố rằng, sự phát triển của mối quan hệ Hàn Quốc-Nhật Bản phụ thuộc vào việc: liệu vào ngày 14 tháng 8 tại lễ kỷ niệm nhân ngày Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, Thủ tướng Abe sẽ đưa ra lời xin lỗi người dân Hàn Quốc về sự xâm chiếm Triều Tiên hay không. Tuy nhiên, theo ý kiến của chuyên gia Nga Georgy Toloraya, không nên chờ đợi một bước đột phá trong quan hệ Nhật Bản-Hàn Quốc:

"Xét theo mọi việc, Hàn Quốc không có ý định cải thiện quan hệ song phương cho đến khi kết thúc nhiệm kỳ tổng thống của bà Park Geun-hye. Đúng vậy, Hàn Quốc đang chờ đợi ông Abe sẽ nói gì tại lễ kỷ niệm lần thứ 70 ngày giải phóng bán đảo Triều Tiên, nhưng, điều đó chỉ cho thấy rằng, Seoul muốn đóng băng mối quan hệ song phương hơn là cải thiện chúng. Seoul muốn để chính quyền Tokyo đưa ra lời xin lỗi về sự xâm lược Hàn Quốc và nói rõ về các tội ác của chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản, và điều không kém quan trọng — về vấn đề lãnh thổ. Nhưng, điều như vậy sẽ ít có khả năng xảy ra".

Trong khi không nhìn thấy triển vọng cải thiện đáng kể quan hệ với Hàn Quốc đồng thời chứng kiến quá trình củng cố quan hệ giữa Seoul và Bắc Kinh, Tokyo không chỉ lo lắng, mà còn đang tìm cách cải thiện quan hệ với Bắc Kinh và giữ thái độ thận trọng với Seoul. Bản báo cáo của các chuyên gia được soạn thảo cho ông Abe nhân dịp kỷ niệm 70 năm Thế chiến II kết thúc, viết rằng, bà Park Geun-hye giữ "lập trường cứng rắn chưa từng có" đối với Nhật Bản, thực thi đường lối ngoại giao "dựa trên cảm tính". Đồng thời, văn kiện lưu ý rằng, nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình đang nỗ lực để cải thiện quan hệ với Nhật Bản. Tokyo đang cố gắng cải thiện quan hệ với Trung Quốc, đồng thời hy vọng rằng, điều này sẽ khuyến khích Hàn Quốc để cải thiện quan hệ với Nhật Bản. Song, chiến thuật như vậy có thể không mang lại kết quả mong muốn. Chuyên gia Georgy Toloraya nói:

"Trường phái ngoại giao của Nhật Bản thường sử dụng những phương pháp gồm nhiều lượt đi, nhưng, phương pháp này không phải luôn luôn thành công. Ngay cả nếu mối quan hệ giữa Nhật Bản và Trung Quốc cải thiện đáng kể, thì Hàn Quốc chắc sẽ giữ lập trường khác với Nhật Bản về thái độ đối với quá khứ lịch sử hoặc trong vấn đề lãnh thổ. Cần phải nhấn mạnh rằng, trên thực tế đa số người dân Hàn Quốc chống lại bất kỳ nhượng bộ với Tokyo, họ vẫn coi Nhật Bản là kẻ thù tồi tệ nhất của đất nước và nhớ rõ quá khứ quân phiệt của Tokyo".

Tuy nhiên, trong quan điểm của người dân Hàn Quốc về Nhật Bản đã ghi nhận một số thay đổi tích cực. Ví dụ, mới đây, em gái của Tổng thống Park Geun-hye, bà Park Seoyeong công khai bày tỏ sự hối tiếc rằng, trong các phương tiện truyền thông Hàn Quốc, các bài báo chỉ trích Nhật Bản đang chiếm ưu thế. Bà Park Seoyeong  ghi nhận vai trò của Nhật Bản trong quá trình hiện đại hóa Hàn Quốc sau chiến tranh, và nhấn mạnh rằng, hầu hết người dân Hàn Quốc "ngấm ngầm" ủng hộ quan điểm này.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала