Liệu ông Abe sẽ nói lên những điều thầm kín ?

© AFP 2023 / TOSHIFUMI KITAMURA Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Như dự định, vào ngày 14 tháng 8, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe sẽ phát biểu nhân dịp một sự kiện đã xảy ra vào ngày này 70 năm trước đây.

Ngày 14 tháng 8 năm 1945, vì Nhật bị thua trong Thế chiến II, Hoàng đế Hirohito phải chấp nhận đòi hỏi của Mỹ đầu hàng vô điều kiện.

Trong khi đó, cuộc chiến đã tiếp diễn ở Philippines, ở phía Đông Bắc Trung Quốc, vì trên thực tế quân đội và hải quân Nhật Bản đã bị chia thành mấy nhóm quân do các tướng lĩnh chỉ huy. Mỗi vị tướng tự quyết định cái gì là tốt hơn cho đất nước và phải tiếp tục chiến đấu với ai. Cuối cùng, vào ngày 2 tháng 9 năm 1945, trên chiến hạm Mỹ "Missouri", Nhật Bản đã ký văn bản đầu hàng vô điều kiện.

Các nước châu Á bị thiệt hại do cuộc xâm lược của Nhật Bản chờ đợi rằng, trong bài phát biểu của mình, ông Abe sẽ đánh giá khách quan về kết quả Thế chiến II. Đặc biệt, các nước này chờ xem ông Abe có bày tỏ sự « ân hận » và đưa ra lời xin lỗi hay không? Chuyên viên Nga nổi tiếng Victor Pavlyatenko từ Trung tâm ngiên cứu Nhật Bản thuộc Viện Viễn Đông (Viện Hàn lâm Khoa học Nga) nói:

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe - Sputnik Việt Nam
Ông Abe: Những dữ liệu về gián điệp theo dõi giám sát làm hỏng quan hệ Nhật-Mỹ

 "Mọi người đều đang chờ đợi ông Abe nói lên những điều "thầm kín".   Nhưng,  Shinzo Abe cần phải giải quyết một nhiệm vụ khá phức tạp — một là: không từ bỏ tinh thần tấn công của ông. Thứ hai, ông đã hứa sẽ mang lại một cái gì đó mới mẻ, ông sẽ đưa ra cách đánh giá riêng về lịch sử Thế chiến II. Chắc là, ông Abe sẽ đề cập đến sự xâm lược, và sẽ nói lên quan điểm của mình phù hợp với cách đánh giá của các chuyên viên đã chuẩn bị bản báo cáo cho ông. Xét theo mọi việc, cách đánh giá của ông sẽ phản ánh quan điểm của ban lãnh đạo chính trị, mà chính ông Abe là người đứng đầu. Mặt khác, tất cả mọi thứ sẽ phụ thuộc mục tiêu chính trị trong mối liên hệ với các nước trong khu vực. Ví dụ, mặc dù Nhật Bản và Trung Quốc có thái độ khác nhau với quá khứ lịch sử, nhưng,  hai quốc gia này tổ chức những cuộc gặp và đàm phán với nhau. Các hoạt đông này phục vụ mục đính kinh doanh — kim ngạch thương mại giữa hai nước là cao hơn 300 tỷ USD. Đây là một mục tiêu hết sức quan trọng đối với cả hai nước. Ông Abe có thể nói lên những lời lẽ nào đó, và Trung Quốc có thể làm ra vẻ họ hài lòng với những lời lẽ này. Ít nhất trong tình huống hiện nay. Đặc biệt là, vào ngày 3 tháng 9, ở Bắc Kinh sẽ tổ chức cuộc diễu hành kỷ niệm sự thất bại của nước Nhật quân phiệt. Và Trung Quốc sẽ bày tỏ thái độ của mình đối với các sự kiện trong lịch sử chiến tranh — sự xâm lược của Nhật Bản và chiến thắng của Trung Quốc. Tức là có thể nói rằng, tương lai của mối quan hệ song phương phụ thuộc không phải vào lời lẽ của ông Abe mà vào những thực tế của thời đại chúng ta".

"Hy vọng rằng, bài phát biểu của Thủ tướng Abe nhân dịp kỷ niệm 70 năm chiến thắng sẽ cho phép đánh giá khách quan hơn về lịch sử, về bản chất của cuộc chiến tranh và cuộc xâm lược của Nhật Bản".  Đây là ý kiến của ông Jiang Yuechun, Giám đốc Văn phòng Nghiên cứu phát triển và Kinh tế thế giới tại Viện nghiên cứu quốc tế Trung Quốc, được nói lên trong cuộc đàm đạo với phóng viên đài  "Sputnik". Ông  Jiang Yuechun nói:

 "Nếu phân tích các bài phát biểu của ông Abe về nội dung lịch sử, thì  có thể đi đến kết luận rằng, ông sẽ không xin lỗi vì sự xâm lược của Nhật Bản. Mặt khác, ông đã từng nói lên quan điểm rằng, nên theo tinh thần "tuyên bố Murayama". Trên thực tế, trong "tuyên bố Murayama" chứa đựng một lời xin lỗi".

Trong bài phát biểu của mình, ông Shinzo Abe sẽ hướng tới người dân Nhật Bản. Cần phải chú ý đến yếu tố này. Ông Konstantin Asmolov, nhà nghiên cứu cấp cao từ Trung tâm Nghiên cứu Hàn Quốc thuộc Viện Viễn Đông nói:

 "Chắc là, ông Abe sẽ không nói lên những điều có thể làm hài lòng cả hai miền Triều Tiên và Trung Quốc, bởi vì Nhật Bản có thái độ khác với quá khứ lịch sử. Nói chung, người Nhật đã tạm biệt với quá khứ đế quốc. Quan điểm phổ biến nhất là, đừng khóc và ăn năn, chúng tôi đã trả tất cả, đã xin lỗi tất cả. Vì vậy, những tuyên bố của Trung Quốc, hai miền Triều Tiên và một số quốc gia châu Á khác về việc, Nhật Bản đưa ra ít lời xin lỗi, chưa bồi thường cho tất cả các nạn nhân đều gây ra thái độ tiêu cực ở Nhật Bản. Tuy nhiên, ở Trung Quốc, trên bán đảo Triều Tiên và ở một số nước khác ở châu Á "chủ nghĩa bài Nhật" là một phần của hệ tư tưởng nhà nước. Điều đó trước hết  giải thích bởi chính sách của Nhật Bản tại châu Á trong nửa đầu của thế kỷ XX. Nguyên nhân thứ hai kém quan trọng hơn, các quốc gia đó muốn giải thích một số vấn đề nội bộ bởi hậu quả của cuộc xâm lược của Nhật Bản. Hoặc lợi dụng chủ đồ này để những cảm xúc dân tộc giúp giảm bớt sự căng thẳng trong xã hội".

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала