Chiến đấu cơ của Nga đủ sức “xé nát” F-35 của Mỹ

© Samuel King Jr./ for U.S. Air ForceMáy bay F-35
Máy bay F-35 - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Đề án mới nhất và tốn kém nhất của Lầu Năm Góc - máy bay tiêm kích-ném bom thế hệ thứ năm F-35 – đã trở thành nỗi thất vọng lớn đối với Không lực Hoa Kỳ và làm dấy lên làn sóng chỉ trích gay gắt, cả từ các quan sát viên phương Tây cũng như từ các nghị sĩ Mỹ.

Cộng tác viên khoa học của Trung tâm Nghiên cứu An ninh Quốc tế thuộc Hội đồng Đại Tây Dương James Hasikov lưu ý rằng 100 tỷ dollars chi cho đề án F-35 lẽ ra có thể mua được khoảng 740 máy bay chiến đấu "Eurofighter Typhoon", nhưng quyết định như vậy hẳn là không hợp với phong cách Không lực Mỹ, với những người vẫn tiếp tục gửi gắm hy vọng vào F-35.

"Trong khối Thủy quân lục chiến, Không quân và Hải quân Hoa Kỳ đều hy vọng rằng  chiến đấu cơ mới sẽ mang lại lợi thế ưu biệt khác biệt trên bầu trời", —  nhà phân tích nhận xét. — Nhưng thời gian đã chứng tỏ rằng máy bay chiến đấu mà chi phí thiết kế thậm chí vượt xa hơn ngân sách ban đầu, hóa ra không tốt như người ta trông đợi".

Máy bay chiến đấu F-35 - Sputnik Việt Nam
Đề án thiết kế F-35 của Mỹ gần đổ vỡ

Nghị sĩ Australia  David Jensen cho rằng "gót chân Asin"-điểm yếu nhất của F-35 là khả năng cơ động của nó, thậm chí thua kém cả mẫu máy bay F-22. Trong cột báo dành cho tờ The West Australian, ông nhấn mạnh rằng các nhà phát triển đã không tính đến  bài học của cuộc chiến tranh  Mỹ ở Việt Nam. Học thuyết quân sự Hoa Kỳ những năm 50 tuyên bố sự cáo chung của "kỷ nguyên không chiến".  Rời xa  lập trường này, này, Hoa Kỳ phát triển mẫu máy bay tiêm kích-ném bom F-4 Phantom, trang bị radar tìm kiếm và ngắm bắn trực tiếp hiện đại,  8 tên lửa "không-đối-không" và những công nghệ tiên tiến khác. Trong chừng mực "kỷ nguyên không chiến" đã đi tới chỗ kết thúc như quan điểm của các nhà sáng chế Mỹ, trên máy bay mới không lắp đặt pháo mà dành ưu tiên cho bom và tên lửa. Có giả định khá ngạo mạn chắn rằng Không lực  Hoa Kỳ với trang bị F-4 Phantom hiện đại có thể dễ dàng "ăn tươi nuốt sống" các phi cơ xô-viết như MiG-17 trên bầu trời Việt Nam. MiG-17 không có radar chiến đấu, cũng chẳng có tên lửa tầm xa, mà chỉ có pháo. Thế nhưng trong những trận giao tranh trên không trung, tên lửa Mỹ đã không làm việc như dự định, còn sự linh hoạt của máy bay MiG-17 khiến F-4 vấp phải vô số vấn đề", — chuyên viên Jensen khái quát.

Máy bay mới F-35 cũng trang bị hệ thống radar và bộ cảm biến tối tân. Trong chiến đấu, nó hoàn toàn thua kém mẫu tiền nhiệm là chiến đấu cơ thế hệ thứ tư F-16, được  thiết kế từ hơn 40 năm trước. "Rõ ràng là trong những trận đánh gần F-35 không đủ sức mạnh như đã tính toán,  ngay cả khi đối đầu với nó là những máy bay phát triển từ cả mấy thập niên trước đây", — ông David Jensen nói thêm.

 "Thật đáng buồn là máy bay Mỹ F-35 tân kỳ sẽ bị xé tan thành từng mảnh nếu gặp phải loại phi cơ đã lỗi thời của Nga như MiG-21, chứ chưa nói đến những trận đánh gần với các chiến đấu cơ  Nga thế hệ thứ tư như Su-27 và MiG-29", — công trình sư thiết kế máy bay Mỹ Pierre Spray dự báo.

 

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала