Tờ báo Тhe Sydney Morning Herald phiên bản tiếng Úc cho biết, dẫn nguồn từ báo cáo của Hãng tin phi lợi nhuận Đức Correctiv, tham gia cuộc điều tra báo chí về vụ tai nạn máy bay này.
Tuần này, Tòa án hành chính Berlin đã chấp thuận một phần kiến nghị của Correctiv, đã cố gắng để tìm hiểu xem ra phương Tây có được những thông tin gì trước khi xảy ra vụ tai nạn bi thảm, để bắt Bộ Ngoại giao Đức tiết lộ một số dữ liệu mật trước đó. Cuộc điều tra của Correctiv đã cho thấy rằng một vài ngày trước khi MH17 khởi hành, Bộ Ngoại giao Đức nắm được thông tin chi tiết về mối nguy hiểm khi bay qua miền đông Ukraine, bài báo cho biết.
Tại cuộc họp báo ngày 14 tháng Bảy năm 2014, với sự tham dự của các đại sứ nước ngoài, các cơ quan chức Ukraine đã tuyên bố rằng "sự can thiệp của xe tăng Nga vào cuộc xung đột khiến cho "tình hình trên không căng thẳng, nghĩa là có nguy cơ đối với máy bay dân sự" — báo Тhe Sydney Morning Herald trích dẫn Correctiv.
"Theo điều tra của chúng tôi, Đại sứ Đức tại Ukraina Christof Weil đã chuyển tải thông tin này cho Bộ Ngoại giao của mình" — Тhe Sydney Morning Herald trích báo cáo điều tra của Correctiv.
Trong suốt thời gian này, Bộ Ngoại giao Đức từ chối công bố thông tin về cuộc họp báo và tuyên bố rằng thông tin đó là bí mật và chỉ dành cho những người tham dự sự kiện này. Trong khi đó, ngay ngày hôm sau,15 tháng 7 năm 2014, phía Ukraine đã công bố thông tin về cuộc họp — bài báo nêu rõ.
"Chúng tôi muốn biết lý do tại sao hàng ngàn người dân phải gặp nguy hiểm và tại sao cảnh báo không được đưa ra. Đó là trách nhiệm của Bộ Ngoại giao — cảnh báo các hãng hàng không và thông qua họ là cảnh báo cho hành khách biết về sự nguy hiểm khi bay qua Ukraine", — tờ báo tiếng Úc trích dẫn Correctiv.