Tin cậy nhưng luôn luôn kiểm tra

© AP Photo / Shizuo KambayashiShinzo Abe
Shinzo Abe - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Trong cuộc đàm đạo qua điện thoại, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã xin lỗi Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe về vụ bê bối nghe lén các chính trị gia và các quan chức cấp cao của Nhật Bản.

Ông Obama hứa rằng, trong tương lai chính phủ Mỹ sẽ không thực hiện những hành động có thể gây hại cho "quan hệ tin cậy với Nhật Bản", mà nước Nhật là một đối tác lâu năm của Hoa Kỳ.

Vụ scandal nghe lén các quan chức cấp cao của Nhật Bản đã gây phản ứng tiêu cực trong xã hội Nhật Bản. Theo thông tin trên báo chí, NSA đã nghe lén không chỉ các cuộc điện đàm trong văn phòng nội các, mà còn các cuộc nói chuyện của một số nhân viên Ngân hàng Trung ương Nhật Bản, Bộ phận Khí đốt của công ty Mitsubishi và Bộ phận Dầu khí của công ty Mitsui. Thủ tướng Nhật Bản không thể im lặng trước vụ bê bối quy mô lớn như vậy. Và Tokyo nói rõ rằng, vụ này có thể "phá hoại lòng tin" giữa hai nước.

Tuy nhiên,  trong khi Nhật Bản có quan hệ căng thẳng với các nước láng giềng, vụ bê bối "Mỹ nghe lén các quan chức cao cấp" sẽ không tác động mạnh đến sự đối tác chiến lược giữa hai nước. Và phản ứng của cả hai bên đến vụ scandal chỉ phục vụ mục đích xoa dịu dư luận. Chuyên gia Victor Pavlyatenko từ Viện Nghiên cứu Viễn Đông cho biết:

Quốc kỳ Nhật Bản - Sputnik Việt Nam
Xảy ra vụ nổ mạnh tại một chủ thể quân sự Mỹ ở Nhật Bản

 "Trong trường hợp này, Nhật Bản chỉ đơn giản không thể không phản ứng, vì đây là lần đầu tiên tiết lộ chuyện nghe lén. Bây giờ mọi người ở Nhật Bản đều biết về những hành vi xấu xa của nước đồng minh chính. Lời xin lỗi của Barack Obama là cần thiết cho ông Abe để đưa ra trước công luận. Đối với xã hội Nhật Bản, lời xin lỗi là thực sự quan trọng: vị tổng thống của một cường quốc lớn, được gọi là "anh cả", đưa ra lời xin lỗi. Còn những tuyên bố của Thủ tướng Abe về việc hành vi đó có thể tác động tiêu cực đến mối quan hệ Nhật-Mỹ  thì đó chỉ là những lời nói hướng tới công luận Nhật Bản. Vì một số lý do nhất định, thời gian gần đây, chỉ số uy tín của ông Abe đã giảm đi. Vì thế, phản ứng tiêu cực của ông tới vụ nghe lén có thể giúp ông củng cố uy tín".

Đối với Tokyo, lời xin lỗi của Barack Obama là vô cùng quan trọng để  củng cố lòng tự trọng, nhưng, nó vẫn không thể làm cho ai đó hiểu nhầm mục tiêu thực sự của Washington. Là kẻ thù của Mỹ trong Thế chiến II, nước Nhật đã trở thành một đồng minh chiến lược quan trọng trong thời kỳ "chiến tranh lạnh". Tuy nhiên, Washington vẫn có những nghi ngờ với đối tác Nhật Bản, ông Victor Pavlyatenko nói:

 "Ngay sau chiến tranh Hoa Kỳ đã bắt đầu thu thập thông tin về Nhật Bản. Một mặt, Nhật Bản không còn là kẻ thù mà đã trở thành nước đồng minh của Washington. Mặt khác, người Mỹ nhớ rõ rằng, Nhật Bản đã tấn công bất ngờ vào Hoa Kỳ, đã tiêu diệt Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ tại Trân Châu Cảng vào năm 1941, làm cho hơn 3 nghìn người Mỹ thiệt mạng. Vì vậy, mặc dù hiện nay hai nước có quan hệ liên minh, nhưng, người Mỹ vẫn nhớ rõ sự kiện bi thảm tại Trân Châu Cảng. Đồng thời, Washington cần đến Tokyo với tư cách nước đồng minh đáng tin cậy để ngăn chặn việc đóng cửa các căn cứ Mỹ ở khu vực châu Á — Thái Bình Dương. Trong khi đó ở Nhật Bản thường xuyên có tâm trạng phản đối sự hiện diện của các căn cứ Mỹ. Đặc biệt là, đã ghi nhận nhiều trường hợp quân nhân Mỹ phạm tội nghiêm trọng trên lãnh thổ Nhật Bản".

Như vậy, hiện có lý do để nói rằng, sự tin cậy lẫn nhau giữa hai nước đồng minh chiến lược đã bị sứt mẻ. Chứng tỏ về điều đó là vụ scandal "nghe lén".

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала