Tờ New York Times viết như vậy. Tờ báo Mỹ lên tiếng báo động: trong cuộc chạy đua tranh giành vùng Bắc Cực, Hoa Kỳ tụt sau các quốc gia khác, trước hết là Nga. Và Mỹ đang tụt lại một cách vô vọng ở phía sau. Tờ New York Times dẫn ra lời nhận xét buồn rầu của Chỉ huy Cảnh sát Biển Mỹ, Đô đốc Paul Zukunft: "Chúng tôi không chỉ một lần lớn tiếng cảnh báo rằng, đất nước không có khả năng duy trì bất kỳ sự hiện diện đáng kể ở Bắc Cực".
Hoa Kỳ không có cảng nước sâu ở vùng Bắc Cực. Họ chưa phát triển các tuyến đường giao thông ở các vĩ độ cao. Số lượng tàu của lực lượng Bảo vệ bờ biển Alaska là không đủ để kiểm soát giao thông qua eo biển Bering và việc đánh bắt cá trong khu vực. Đội tàu hiện có, bao gồm hai tàu phá băng, đang ngày một cũ kỹ. Lầu Năm Góc cũng lập kế hoạch cắt giảm sự hiện diện trong khu vực, quân đội Mỹ đang xem xét khả năng rút hai lữ đoàn khỏi Alaska, và Hải quân Mỹ thừa nhận rằng họ có ít kinh nghiệm hoạt động ở các vĩ độ cao. Tờ New York Times nhận xét rằng, chinh phục Bắc Cực là hoạt động tốn kém kinh phí, mà trong nhiều năm liền không có vốn đầu tư do những tranh chấp chính trị, các hạn chế trong ngân sách và tệ quan liêu.
Tờ New York Times viết, trong khi đó Nga đang tích cực trở lại Bắc Cực, đang xây dựng trong khu vực các trạm cứu hộ mới và gia tăng sự hiện diện quân sự bằng cách khôi phục các căn cứ của Liên Xô cũ. Ngoài ra, Nga đã nộp đơn về việc mở rộng ranh giới lục địa ra Bắc Cực phù hợp với Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển, trong khi Hoa Kỳ "… thậm chí không tham gia cuộc chơi này" — Tờ New York Times dẫn ra câu nói của đại diện đặc biệt của Mỹ ở Bắc Cực, Đô đốc Robert Papp. Theo ý kiến của ông, "Hoa Kỳ cần phải làm ít nhất một cái gì đó mà Nga đang làm hiện nay: xây dựng các căn cứ mới, phát triển hệ thống liên lạc viễn thông, gia tăng khả năng tìm kiếm và cứu hộ".
Tương lai của Bắc Cực là trọng tâm chú ý trong sự cạnh tranh địa chính trị mới, một bên là Mỹ và các đồng minh của họ, bên khác là Nga. Tờ New York Times ghi chú. Đặc biệt là, bản báo cáo của Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế Hoa Kỳ dành riêng về hành động của Nga ở Bắc Cực được đặt tên "bức màn băng giá mới."
Về phần mình đài phát thanh "Sputnik" nhắc nhở rằng, Nga đang trở lại Bắc Cực, đó là điều dễ hiểu. Nhưng, Trung Quốc cũng theo đuổi các lợi ích của mình và rất tích cực tiến vào Bắc Cực. Vì vậy, đã đến lúc để Mỹ suy nghĩ nghiêm túc về vấn đề này…