Đó là nhận xét của các chuyên viên Nga khi bình luận về thông báo rằng Hoa Kỳ có khả năng thi hành biện pháp trừng phạt chống các công ty Trung Quốc dường như hưởng lợi nhờ tin tặc. Hoặc không có trừng phạt, hoặc trừng phạt chỉ mang tính tượng trưng, nhưng dù sao chăng nữa thậm chí chỉ lời bóng gió ám chỉ về việc này cũng sẽ tác động siết chặt lập trường của ông Tập Cận Bình trong cuộc đàm phán với ông Barack Obama, — các chuyên gia phân tích đánh giá.
Một phát ngôn viên ẩn danh nói với tờ Washington Post rằng trong chính quyền Mỹ đang hoạch định gói các biện pháp trừng phạt chống các công ty và doanh nghiệp Trung Quốc có liên quan đến vụ hacker bẻ khóa kho tàng cơ sở dữ liệu của các cơ quan và tổ chức chính phủ Hoa Kỳ. Trong bài viết công bố ngày 31 tháng Tám cho biết rằng tin tặc ăn cắp mọi thứ — từ các dự án trạm điện hạt nhân cho đến dữ liệu bí mật của công ty năng lượng. Trung Quốc không chỉ một lần bác bỏ sự dính líu của mình vào bất kỳ hình thức tấn công mạng. Tuy nhiên, Washington Post nhận định rằng khi lên kế hoạch trừng phạt Washington sẽ phát "tín hiệu đỏ" cho Bắc Kinh, ngụ ý là: "Hãy thôi đi, Trung Quốc, quá đủ rồi!".
Trong khi đó, hoạt động gián điệp mạng chỉ là cái cớ để Hoa Kỳ buộc Trung Quốc chơi trên sàn đấu thế giới theo quy tắc do Mỹ vạch ra, — nhà chính trị học Vladimir Evseyev nhận xét.
"Có lẽ Hoa Kỳ có thể đưa ra cho Trung Quốc kiểu tối hậu thư nào đó trong bối cảnh Bắc Kinh đối mặt với biến động kinh tế phức tạp trong nước. Rõ ràng người ta hy vọng rằng Trung Quốc sẽ chịu nhún vì áp lực. Trung Quốc có thể đáp trả đủ chính xác, và sau đó sẽ xuất hiện chuyện thương thảo nào đó về chuẩn bị biện pháp trừng phạt chống Bắc Kinh như một thành tố sức ép. Còn phản ứng tiềm năng với động tác chính quyền phá giá đồng nhân dân tệ, dù không lớn lắm, sẽ tạo vấn đề nghiêm trọng đối với Hoa Kỳ, nếu tính đến giao thương bất lợi của họ với Trung Quốc. Tức là, điều đó cũng có thể là cơ sở cho cách hành xử, một thành tố áp lực. Chắc là biện pháp trừng phạt sẽ chẳng mấy nghiêm trọng, bởi bất kỳ biện pháp trừng phạt khắc nghiệt nào cũng là con dao hai lưỡi trong quan hệ của Trung Quốc và Hoa Kỳ. Như đang thấy, Chủ tịch Tập Cận Bình — người sẽ phối hợp quan điểm với Tổng thống Nga Vladimir Putin vào ngày 03 tháng 9 tại Bắc Kinh, — khi tới New York sẽ có lập trường cứng rắn hơn. Tức là có nền tảng không thuận lợi cho cuộc hội kiến của ông Tập với ông Obama. Kết quả sức ép của Hoa Kỳ có thể sẽ không phải là những gì mà người Mỹ trông đợi".
Trước ngưỡng hội nghị thượng đỉnh Trung-Mỹ, các phương tiện truyền thông ở Hoa Kỳ khuấy động tình hình một cách rõ rệt. Bài đăng tải trên tờ Washington Post cũng theo xu thế này. Còn trước đó tạp chí The National Interest công bố bài viết chống Bắc Kinh, gọi Trung Quốc là "con bệnh mới của châu Á". Trong trạng thái đó, dường như Trung Quốc là mối đe dọa địa chính trị kém nguy hiểm hơn đối với khu vực. Tạp chí giả định rằng sự sụp đổ tài chính hiện nay ở Trung Quốc sẽ buộc Bắc Kinh phải thay đổi đường lối đối ngoại. Có thể, trong khuôn khổ sức ép tuyên truyền như vậy người ta cũng bắt đầu chuẩn bị biện pháp trừng phạt chống các hãng và công ty Trung Quốc.
Hiện thời chưa thông qua quyết định có áp dụng trừng phạt hay không, — tờ Washington Post viết. Nhưng đang chờ đợi là quyết định dứt khoát sẽ xuất hiện trong vòng hai tuần lễ gần tới. Sau đây là ý kiến của chuyên viên Yakov Berger từ Viện Viễn Đông (Viện Hàn lâm Khoa học LB Nga):
"Tôi nghĩ rằng trước chuyến thăm sẽ không công bố biện pháp trừng phạt nào hết. Mà đó là một nội dung mặc cả. Hoàn toàn rõ ràng là trước khi hai nhà lãnh đạo gặp nhau, người ta sẽ cố vạch ra một chương trình nghị sự tích cực, và cả bên này lẫn bên kia đều sẽ đưa ra những phiền trách khiếu nại cũng như đề xuất nào đó, có thể được chấp nhận mà cũng có thể không. Trong trường hợp này, nói về việc chuẩn bị các biện pháp trừng phạt thì không phải là đe dọa. Hiển nhiên đó là sự mặc cả, bởi đe dọa ngày nay không phải là phương pháp chấp nhận được trong quan hệ Mỹ-Trung".
Dù thế nào chăng nữa, trong những ngày 28-29 tháng Tám đến Bắc Kinh trong tương quan chuẩn bị cho hội nghị thượng đỉnh, bà Susan Rice Trợ lý Tổng thống Hoa Kỳ về An ninh quốc gia đã kêu gọi ban lãnh đạo Trung Quốc dành quan tâm tích cực đến vấn đề gián điệp mạng. Chỉ có thể đoán câu chuyện của bà Rice với ông Tập đã kết thúc ở cung bậc nào. Nhưng dư luận thấy rằng chính là sau chuyến đi của Trợ lý Rice, trong truyền thông nước Mỹ đã xuất hiện đề tài thi hành biện pháp trừng phạt chống Trung Quốc — lần đầu tiên trong quan hệ Mỹ-Trung hai thập kỷ qua.