Ông Ashok Sadzhanhar, cựu Đại sứ Ấn Độ tại Kazakhstan, Thụy Điển và Latvia cho rằng để trở thành thành viên Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, Ấn Độ đang có nhiều lợi thế:
"Câu chuyện về mở rộng Hội đồng Bảo an đã được nêu lên trong vòng 15-20 năm qua: có cần mở rộng hay không, mở rộng như thế nào, sẽ có bao nhiêu thành viên mới, những ai sẽ có quyền phủ quyết, vv. Nhưng từ thời đó chỉ giới hạn trong chuyện bàn bạc mà không có tiến triển gì. Chỉ đến ngày 31 tháng bảy năm 2015, lần đầu tiên trong một thời gian dài, Chủ tịch Đại hội đồng LHQ đã đưa ra dự án bằng văn bản. Trong văn bản đầu tiên của dự án đã trình bày ý kiến của Mỹ, Nga và Trung Quốc rằng, trước khi bắt đầu quá trình đàm phán, cần tổ chức thảo luận trong Ủy ban Đàm phán liên chính phủ, mà không cung cấp bất kỳ văn bản nào.
Tuy nhiên, quan điểm của Ấn Độ và 3 nước ứng cử viên (Đức, Nhật Bản và Brazil) là tất cả các cuộc đàm phán phải được ghi lại bằng văn bản để kết quả là thỏa đáng nhất. Liên Hiệp Quốc tồn tại được 70 năm, nhưng kể từ năm 1945 đã không thay đổi, mặc dù từ lâu đã nên cải tổ. Cuối cùng, đã thông qua một nghị quyết rất quan trọng, đại diện của 193 nước nhất trí về sự cần thiết để đối thoại về việc mở rộng Liên Hiệp Quốc. Bây giờ, khi đã có một nghị quyết bằng văn bản, đã có thể tiến hành một cuộc đối thoại thực chất mà sẽ cực kỳ có lợi cho Ấn Độ. "
Ấn Độ coi đây là một nghị quyết lịch sử. Trong bảy năm qua, đây là trường hợp đầu tiên khi một vấn đề tương tự được ghi nhận bằng văn bản. Trước thời điểm đó, tất cả các cuộc đàm phán đã được tiến hành mà không được phản ánh bằng tài liệu. Trong các chuyến thăm nước ngoài và các cuộc đàm phán với đại diện của các quốc gia khác, Thủ tướng Modi đã nhiều lần nhấn mạnh rằng Ấn Độ trông đợi sự hỗ trợ từ các nước khác về vấn đề nước này tham gia thành viên thường trực trong Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.