Bọn buôn người tiến hành hoạt động qui mô, bề ngoài là tuyển dụng lao động từ các nước khu vực Đông Nam Á để “làm thợ trên công trường xây dựng” ở Bangkok nhưng sau đó đem bán họ làm nô lệ trên các tàu cá cắm cờ Thái Lan. Đường dây tội ác này đã bị phát hiện và chặn đứng do kết quả điều tra của các nhà báo.
Năm 2014, các nhà báo với sự hỗ trợ của nguồn trong cơ quan thực thi pháp luật Indonesia đã công bố thông tin về việc sử dụng lao động nô lệ tại một số tàu đánh cá ngoài khơi giáp giới lãnh hải của Indonesia. Trên những con tàu cắm cờ Thái Lan mà sau đó bị chính quyền Indonesia tịch thu, đã phát hiện những chiếc cũi giam giữ nô lệ trong suốt thời gian di chuyển. Khi đánh bắt cá ngoài biển xa, chủ tàu mở cũi cho những người bị giam ra ngoài lao động để thu thêm lợi nhuận. Nô lệ trên tàu được nuôi ăn, nhưng không hề nhận được tiền công và hàng mấy năm liền họ không được phép lên bờ.
AP theo dõi tất cả qui trình đánh bắt hải sản với thực tế sử dụng lao động nô lệ, từ khâu "tuyển dụng" cho đến tận các nhà nhập khẩu Mỹ bán buôn, chuỗi nhà hàng và công ty chế biến cá hộp và thức ăn dành cho động vật, đóng tại Hoa Kỳ hoặc dành cho nước Mỹ. Kết quả của việc đăng tải những bài báo điều tra là các công ty Mỹ tuyên bố tẩy chay hàng loạt nhà cung cấp hải sản từ khu vực Đông Nam Á, trong đó có không ít doanh nghiệp đăng ký tại Thái Lan.
Chính giới Thái Lan và Indonesia tiếp đó bắt đầu mở cuộc điều tra riêng của mình, phanh phui tình trạng sử dụng lao động nô lệ đại trà trong ngành công nghiệp khai thác hải sản. Dưới áp lực của Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu, Thái Lan đã kiểm tra tái đăng ký toàn bộ các đội tàu cá, trong quá trình đó xác minh được rằng trên biển hóa ra có rất nhiều "tàu ma" mang cùng một số đăng ký, trong khi theo qui định pháp luật mỗi số hiệu chỉ giao cho một con tàu.
Thông thường cũng chính trên những con tàu này sử dụng lao động nô lệ. Trong năm, hải quân Thái Lan và Indonesia đã giải thoát được mấy trăm nô lệ, phần còn lại được cứu khi những con “tàu ma” cập vào bến cảng Đông Nam Á, như kết quả của sự phối hợp hoạt động của cơ quan thực thi pháp luật các nước trong khu vực, — hãng thông tấn cho biết.
AP theo dõi tất cả qui trình đánh bắt hải sản với thực tế sử dụng lao động nô lệ, từ khâu "tuyển dụng" cho đến tận các nhà nhập khẩu Mỹ bán buôn, chuỗi nhà hàng và công ty chế biến cá hộp và thức ăn dành cho động vật, đóng tại Hoa Kỳ hoặc dành cho nước Mỹ. Kết quả của việc đăng tải những bài báo điều tra là các công ty Mỹ tuyên bố tẩy chay hàng loạt nhà cung cấp hải sản từ khu vực Đông Nam Á, trong đó có không ít doanh nghiệp đăng ký tại Thái Lan.
Chính giới Thái Lan và Indonesia tiếp đó bắt đầu mở cuộc điều tra riêng của mình, phanh phui tình trạng sử dụng lao động nô lệ đại trà trong ngành công nghiệp khai thác hải sản. Dưới áp lực của Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu, Thái Lan đã kiểm tra tái đăng ký toàn bộ các đội tàu cá, trong quá trình đó xác minh được rằng trên biển hóa ra có rất nhiều "tàu ma" mang cùng một số đăng ký, trong khi theo qui định pháp luật mỗi số hiệu chỉ giao cho một con tàu.
Thông thường cũng chính trên những con tàu này sử dụng lao động nô lệ. Trong năm, hải quân Thái Lan và Indonesia đã giải thoát được mấy trăm nô lệ, phần còn lại được cứu khi những con “tàu ma” cập vào bến cảng Đông Nam Á, như kết quả của sự phối hợp hoạt động của cơ quan thực thi pháp luật các nước trong khu vực, — hãng thông tấn cho biết.