“Silovye mashiny” là công ty chiếm vị trí thứ tư thế giới về lắp đặt thiết bị điện tại 57 nước. Công việc tại Việt Nam do các thành phần trong doanh nghiệp này đảm nhận đã bắt đầu từ giữa những năm 60 của thế kỷ trước, với công trình xây dựng nhà máy thủy điện "Thác Bà” công suất 108 MW. Các thiết bị của "Silovye mashiny” có mặt tại các nhà máy Hòa Bình, Trị An, Yaly, Pleikrông, Sê San, Buôn Kuốp, A Vương, Cần Đơn. Còn có xí nghiệp kết hợp với công ty "Silovye mashiny” và kinh nghiệm xây dựng trên mảnh đất Việt Nam những nhà máy nhiệt điện như Uông Bí, Phả Lại.
Đại diện của ""Silovye mashiny” lãnh đạo đề án “Long Phú 1”, ông Aleksandr Pasenov cho biết:
“Nhà máy nhiệt điện mới sẽ có công suất mạnh nhất trong số các nhà máy điện chạy than, do chúng tôi xây dựng tại Việt Nam. Công suất của mỗi khối máy là 600 MW, mà hàng đầu dự trù xây dựng hai khối như vậy. Khối máy đầu tiên cần được đưa vào vận hành trong dịp cuối tháng Mười 2018, còn khối thứ hai — vào tháng Hai năm 2019”.
Điểm khác biệt của đề án so với tất cả những công trình mà “Silovye mashiny” thực thi trước đây là ở chỗ “Long Phú 1” sẽ là nhà máy nhiệt điện nước ngoài đầu tiên do công ty đảm nhận kiến thiết trọn gói trong thành phần tập đoàn, theo lối “chìa khóa trao tay”. Trong thành phần tập đoàn liên danh, ngoài “Silovye mashiny” còn có cơ sở Việt Nam «Petrovietnam Technical Services Corporation». Tương ứng với các điều khoản hợp đồng, liên danh là tổng thầu xây dựng. Phạm vi cung cấp của “Silovye mashiny” bao gồm tất cả các thiết bị của nhà máy để bố trí trên địa bàn.
“Trong tương quan với vấn đề này, từ năm ngoái chúng tôi đã phục hồi công việc tại Văn phòng đại diện của chúng tôi ở Hà Nội. Còn trên địa bàn xây dựng nhà máy, kể từ đầu năm nay đã khai trương văn phòng của “Silovye mashiny”. Bởi việc thực thi đề án đòi hỏi hiện diện thường trực của nhóm chuyên gia từ nhà máy chúng tôi. Cụ thể, họ sẽ tham gia giám sát khâu lắp đặt và vận hành thử các thiết bị”.
Vì sao, ngoài các nhà máy thủy mạnh, ở Việt Nam cần xây dựng thêm cả nhà máy nhiệt điện nữa? Tất nhiên, thủy điện rất hấp dẫn, nhưng nó cũng có những điểm yếu. Về nguyên tắc, công trình xây dựng nhà máy thủy điện tốn nhiều vốn hơn so với kiến thiết nhà máy nhiệt điện. So với cơ sở nhiệt điện thì khoảng cách từ nhà máy thủy điện tới người tiêu dùng năng lượng chính thường xa xôi hơn. Ngoài ra, không hiếm khi cơ sở thủy điện đòi hỏi dành ra phần đáng kể từ diện tích dân sinh.
Đối với điều kiện Việt Nam, thì điều chủ yếu là vào mùa khô dung tích các hồ chứa nước của thủy điện có thể giảm đáng kể, do đó dẫn đến giảm khả năng sản xuất điện. Khi đó, cần sự trợ giúp của nhà máy nhiệt điện. Ngoài ra, ở phần phía nam của đất nước có đòi hỏi cao về nhiệt điện, nhu cầu năng lượng không ngừng gia tăng, thúc đẩy bố trí lại dòng phân bố năng lượng nhờ vào các cơ sở ở phía bắc.
Phía Việt Nam đã chủ động nêu sáng kiến khởi xướng đề án "Long Phú 1”. Và chính “Silovye mashiny” của Nga được trao vai trò thủ lĩnh trong việc thực hiện đề án kết hợp khá kỳ vĩ này.