Hơn nữa, những sinh vật này đều có khả năng định hướng tuyệt vời dưới nước.
Ở Liên Xô mối quan tâm đến cá heo đã thể hiện ngay từ sau chiến tranh – cơ sở nuôi dạy cá heo được lập ra ở Crưm. Còn đến năm 1967 tại vịnh Kazachey của Sevastopol đã khai trương thủy cung nhân tạo quân sự đầu tiên của Liên Xô. Ba năm sau, trong công việc này có sự liên kết của hàng chục viện khoa học xô-viết. Cá heo và hải cẩu được huấn luyện theo mấy hướng: canh gác và tuần tra khu vực, tiêu diệt biệt kích phá hoại, tìm kiếm và phát hiện các vật thể khác nhau dưới lòng nước sâu.
Chuyên viên Andrei Neuronov cho biết như sau: “Loại động vật có khả năng chiến đấu nhất chính là cá heo…Ở Liên Xô có căn cứ Sevastopol vẫn hoạt động, nơi nuôi dạy cá heo…Người Mỹ cũng có. Chúng là những tay thợ phá hoại ngầm rất cừ. Cá heo thông minh và chúng hiểu được những gì diễn ra xung quanh…”
Khoảng nửa thế kỷ trước, tại căn cứ hải quân ở San Diego, Hoa Kỳ đã mở trung tâm đặc biệt về theo dõi và nghiên cứu các loài động vật biển. Đã xác minh được rằng cá heo không chỉ thích hợp với môn huấn luyện phá hoại mà còn rất thân thiện với con người.
Thoạt đầu, cá heo và sư tử biển được dạy để cứu hộ người nhái. Tuy nhiên, trong thời gian chiến tranh Việt Nam, người Mỹ phải đương đầu với đặc công nước rất lão luyện của đối phương. Để chống lại, quân Mỹ quyết định sử dụng cá heo. Những con sư tử biển cũng phô trương sự hữu ích trong bài kiểm tra tìm kiếm những mảnh vỡ tên lửa ở đống đổ nát dưới độ sâu 50 m nước. Năm 2003, cá heo và sư tử biển tham gia rà phá mìn chống tàu ở cảng Umm Qasr của Iraq. Với sự giúp đỡ của những con vật này, đã tìm thấy hàng trăm quả mìn cùng thủy lôi và chướng ngại vật ngầm dưới nước. Thời nay, có cả những lĩnh vực khác, khi cá heo là trợ lý đắc dụng không thể thiếu của con người. Thí dụ, những con vật này đảm nhận vai trò trinh sát viên, trên thân mình chúng có trang bị camera video hoặc đèn hiệu radio để theo dõi sự di chuyển của các phương tiện ngầm hoặc trên mặt nước.
Tuy nhiên, giới bảo vệ động vật liên tục phản đối những chương trình đào tạo như vậy. Bởi bất kỳ chu trình huấn luyện nào cũng đều có dù nhiều dù ít những yếu tố bạo lực trái với ý muốn và nếp sống tự nhiên của con vật, như vậy là không thể chấp nhận. Cùng không nên quên cả những con vật bị chết khi thực hiện nhiệm vụ chiến đấu, — chuyên gia bảo vệ động vật ở Nga, bà Elena Nadezhkina nhận xét.
“Về nguyên tắc tôi chống lại việc khai thác khả năng của những con vật, còn trong hoạt động chiến sự khi con người chia chác lãnh thổ hoặc quyền lực, của cải hay tài nguyên thiên nhiên, thì càng không nên sử dụng động vật. Trong mục tiêu chiến tranh của con người, những con vật bị sử dụng theo lối bóc lột sức lao động miễn phí để nhận miếng ăn kém chất lượng. Nếu con vật bị chết hoặc bị thương tật, thì chẳng ai nghĩ tới nữa. Người ta cho rằng sẽ xuất hiện con vật khác để vận hành. Không ai hỏi những con vật tội nghiệp xem chúng có ưa cuộc sống như vậy hay không”.
Thế nhưng cũng không hiếm khi chính những con vật tỏ thái độ không muốn thực hiện nhiệm vụ ép buộc. Chẳng hạn, việc thực thi ý tưởng của biến cá heo thành biệt kích đánh bom tự sát đã bị chính những con cá heo ngăn cản. Dường như cảm nhận được rằng chúng đang bị phái đến chỗ chết, những con cá heo thông minh đã không chịu tuân lệnh. Đáng chú ý là từng xuất hiện ý đồ biến cá heo thành loại robot sống bằng cách cấy chíp điện vào đầu chúng. May thay là hiện nay các thí nghiệm tương tự đang bị cấm ở hầu hết các nước.
Những con vật chiến binh
17:11 26.09.2015 (Đã cập nhật: 20:27 06.10.2015)
© Flickr / Patrik JonesСá heo
© Flickr / Patrik Jones
Đăng ký
Cá heo và hải cẩu từ lâu đã thu hút sự chú ý của các chuyên viên quân sự khi họ cố gắng tìm kiếm dưới nước các trợ thủ trung thành giống như loài chó trên mặt đất. Đã rõ là về tốc độ, chiều sâu và số lần lặn thì cá heo và hải cẩu đều vượt hơn thợ lặn chuyên nghiệp với đủ trang thiết bị tiên tiến nhất.