Ông chỉ ra rằng, nếu bây giờ trong một năm có khoảng 4 triệu tấn hàng hóa được vận chuyển qua tuyến đường biển phương Bác, thì sản lượng tiềm năng của tuyến đường giao thông này có thể đạt 100 triệu tấn. "Bản thân Nga chưa có khối lượng hàng hóa lớn như vậy. Do đó, chúng tôi sẽ cố gắng để tuyến đường biển phương Bắc thay thế tuyến đường truyền thống qua kênh đào Suez để vận chuyển hàng hóa từ châu Á đến châu u và từ châu u đến châu Á", — ông Alexander Bedritsky nói.
Theo ý kiến của ông Bedritsky, quá trình biến đổi khí hậu và sự thay đổi của lớp băng bao phủ Bắc Cực có tác dụng kéo dài mùa tàu thủy chạy được trên tuyến đường này mà không có sự hộ tống của tàu phá băng. Song, Nga vẫn có khả năng đảm bảo vận chuyển hàng hóa vào mùa đông với sự giúp đỡ của các tàu phá băng. Các chuyên gia đang tiến hành giám sát tuyến đường biển phương Bắc, tái tạo một phần cơ sở hạ tầng, xây dựng các bến cảng mới đã bị bỏ rơi trong những năm 1990, và thực hiện nhiều công việc khác.
Cố vấn Tổng thống Nga tin rằng, cùng với sự phát triển của tuyến đường biển phương Bắc, các nước ngoài sẽ nhận thức được về những lợi thế của tuyến đường này so với các tuyến đường khác. Ông lưu ý rằng, nhiều quốc gia, trong số đó có Singapore, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc và Ấn Độ, muốn tham gia hoạt động của Hội đồng Bắc Cực (Diễn đàn quốc tế của các quốc gia tiếp giáp với Bắc Cực) với tư cách quan sát viên.
Ông Alexander Bedritsky nhấn mạnh rằng, trong quá trình phát triển tuyến đường biển phương Bắc, vấn đề bảo vệ môi trường là ưu tiên hàng đầu của Nga. "Nga thực hiện hoạt động này theo nguyên tắc mới, trong đó ưu tiên hàng đầu là bảo vệ môi trường", — ông nói. Hoạt động này được thực hiện với sự tham gia tích cực của các tổ chức môi trường, họ chỉ ra những thiếu sót và đưa ra khuyến nghị. Tuy nhiên, Cố vấn Tổng thống Nga nhận xét rằng, có những nghi ngờ về mục tiêu trọng tâm của tổ chức "Greenpeace" bảo vệ môi trường. "Trong nhiều trường hợp, khi chúng tôi phân tích các hành động của" Greenpeace ", thì đi đến kết luận rằng, hành động của họ hoàn toàn không vì mục đích bảo vệ môi trường”, ông Bedritsky nhận xét. Và ông không loại trừ rằng "Greenpeace" có thể được dùng như "một công cụ trong cuộc đấu tranh chống các đối thủ cạnh tranh”.