"Chính phủ đã biết điều này, nhưng tôi sẽ kiềm chế bình luận chi tiết hơn. Chúng tôi sẽ làm mọi việc có thể để đảm bảo an toàn cho các công dân bị bắt giữ ở nước ngoài ", ông Ёsihide Suga nói và lưu ý rằng "Nhật Bản không tham gia hoạt động gián điệp".
Chuyên gia Nga Victor Pavlyatenko bình luận về tuyên bố của ông Suga:
“Điều đó không đúng. Nếu có tình báo thì cơ quan đó phải hoạt động. Và ở Nhật Bản có tình báo. Tức là Nhật Bản tiến hành công tác tình báo với các nước khác, và ở đây Tổng thư ký nội không chỉ không trung thực, mà còn lừa dối công chúng. Cộng đồng tình báo Nhật chưa chính thức hóa thành một cấu trúc thống nhất, nhưng với sự xuất hiện của ông Abe, Nhật Bản bắt đầu làm việc về vấn đề này để củng cố mọi nỗ lực trong lĩnh vực tình báo, phối hợp hoạt động của các bộ phận tình báo thuộc Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng, Nội các Bộ trưởng, các sở cảnh sát. Một lĩnh vực quan trọng là tổ chức điệp viên. Thật khó để nói quá trình này đã kết thúc hay chưa. Trong mọi trường hợp, không có ai ở Nhật Bản được bổ nhiệm làm người đứng đầu cơ quan tình báo quốc gia, như ở Mỹ. Và sẽ không ai cho bạn biết là hiện giờ Nhật Bản có điệp viên hay không. Nhưng logic của các sự kiện diễn ra tại Nhật Bản nhằm bảo vệ an ninh quốc gia và chiến lược an ninh quốc gia, luật về bí mật quốc gia, luật mới được thông qua về quyền phòng vệ tập thể… chỉ ra một điều duy nhất — Nhật Bản đang tiến hành hoạt động tình báo ở nước ngoài. Mà đó là chuyện bình thường.”
Đài Sputnik: Vậy thì lý giải như thế nào về phản ứng gay gắt của Tokyo về thông tin công dân Nhật Bản bị Trung Quốc cáo buộc hoạt động gián điệp và bắt giữ?
Ông Pavlyatenko: