Không loại trừ là điều này gắn với tương quan mới đây Nhật Bản đã ký kết thỏa thuận Quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Nhật Bản được mất những gì khi tham gia TPP? Phóng viên đài "Sputnik" đã nêu câu hỏi như vậy khi phỏng vấn chuyên gia Đông phương học nổi tiếng của Nga, Giáo sư trường MGIMO Dmitry Streltsov.
GS Dmitry Streltsov nói:
"Hiệp định về TPP là sự hoàn chỉnh logic đường lối của ông Abe trong lập trường coi liên minh Nhật-Mỹ là then chốt. Tức là ở đây TPP có ý nghĩa địa chính trị cực kỳ quan trọng. Mặc dù Nhật Bản song song tiến hành các cuộc đàm phán theo nội dung "quan hệ đối tác kinh tế khu vực toàn diện" và liên minh kinh tế của Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc, Thỏa thuận về TPP đã được ký kết trước tiên. Đối với TPP, thỏa thuận Nhật-Mỹ là chủ chốt và trong khuôn khổ văn kiện này loại bỏ tất cả những mâu thuẫn giữa Nhật Bản và Hoa Kỳ. TTP tạo cho Nhật Bản niềm tự tin nhất định trong việc thực thi chính sách của Tokyo ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương và cấp xung lực phát triển quan hệ với các đồng minh then chốt của Hoa Kỳ tại khu vực, không chỉ trên bình diện kinh tế mà còn cả trong lĩnh vực chính trị".
Pv "Sputnik": Vậy thực chất sự thỏa hiệp giữa Nhật Bản và Hoa Kỳ là gì mà đã tạo điều kiện đạt thỏa thuận về TPP?
GS Dmitry Streltsov:
Đối với Nhật Bản, rào cản chính trong việc tham gia thỏa thuận này là những câu hỏi về lệ phí thuế hải quan với nông sản. Đã có sự nhân nhượng thỏa hiệp, như là Nhật Bản đã đạt thỏa thuận với New Zealand về hạn ngạch nhập khẩu dầu ăn. Đã có vấn đề cả với việc xuất khẩu xe hơi Nhật Bản đến Hoa Kỳ. Nhưng ý chí chính trị của ông Barack Obama, tập trung vào ký kết thỏa thuận TPP, đã cho phép vượt qua sự phản kháng của các nhà vận động hành lang cho ô tô Mỹ".
Pv "Sputnik": Liệu có thể phát sinh những vấn đề gì ở Nhật Bản khi thực hiện thỏa thuận về TPP?
GS Dmitry Streltsov:
Đối với nền kinh tế Nhật Bản, hiển nhiên, việc mở cửa hoàn toàn thị trường hàng hóa và thị trường lao động di dân cùng thị trường dịch vụ có thể hiểu như là "liệu pháp sốc". Việc tham gia vào TPP cũng là đòn giáng mạnh vào lợi ích của nhiều công ty Nhật Bản. Có thể chờ đợi giai đoạn chuyển đổi dài và phức tạp để thích ứng với TPP. Nhưng những thay đổi này — không chỉ là thách đố mà còn là cơ hội, bởi vì nền kinh tế theo chính sách của Thủ tướng mà người ta gọi là "Abenomics" đã đạt đến giới hạn của nó, và đang bộc lộ rõ sự trì trệ nhất định. Có thể sự tham gia của Nhật Bản vào TPP sẽ truyền xung lực mới cho việc cải cách cơ cấu và cho cơ may năng động mới để phát triển.
Nỗ lực đầu tiên để tiến hành cải cách cơ cấu do Thủ tướng Junichiro Koidzumi thực hiện hồi đầu những năm 2000 đã không được hoàn tất. Khi đó người Nhật hóa ra vẫn chưa sẵn sàng cho "liệu pháp sốc". Chúng ta hãy xem bây giờ sẽ là tình hình ra sao.