Tên lửa Kalibr của Nga chống lại IS

© Ministry of Defence of the Russian Federation / Chuyển đến kho ảnhCác tàu của Hạm đội Caspi phóng tên lửa hành trình vào những cứ điểm khủng bố IS ở Syria
Các tàu của Hạm đội Caspi phóng tên lửa hành trình vào những cứ điểm khủng bố IS ở Syria - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Ngày 7 tháng Mười, các tàu chiến thuộc Hạm đội biển Caspian của Hải quân Nga đã phóng tên lửa hành trình đánh đất tiêu diệt 11 mục tiêu của tổ chức IS trên lãnh thổ Syria.

Đây là cách tiếp cận hoàn toàn mới mẻ về vấn đề khủng bố ở Trung Đông. Các "ổ khủng bố" sẽ bị tiêu diệt bằng các phương tiện công nghệ cao, trên mặt đất, trên không và trên biển.  Ngày 7 tháng 10 sẽ đi vào lịch sử như là sự khởi đầu kỷ nguyên mới sử dụng hàng loạt vũ khí chính xác ở khoảng cách hàng ngàn km. Đó là ý kiến của quan sát viên  hãng tin "Russia Today" Alexander Khrolenko. Và các tổ hợp tên lửa phòng không vác vai sẽ không giúp gì cho bọn khủng bố.

Tuy nhiên, không phải tất cả mọi người đều nhận thức được rằng, thế giới đã thay đổi. Mỹ đang tìm cớ để từ chối chiến đấu chống lại IS, còn NATO từ chối không cung cấp cho Nga dữ liệu tình báo chừng nào Nga ủng hộ Tổng thống Assad. Song, Bộ Quốc phòng Nga có các nguồn tin riêng  - trên mặt đất, trên không và trên quỹ đạo, và Trung tâm thông tin ở Baghdad cũng có khả năng rộng lớn. Nga đang kiểm soát hoàn toàn bầu trời Syria,và sự kiểm soát này mang lại hiệu quả.

Tạp chí "The Week" nhận xét rất đúng: "Các chế độ địa phương nhận thức được rằng, Nga là một cầu thủ có ảnh hưởng, đáng tin cậy hơn so với Hoa Kỳ, nước nói một đằng, làm một nẻo. Tờ "Il Giornale" của Ý  nói thêm rằng,  trong tương lai gần các nước mà Hoa Kỳ dường như đã giải phóng khỏi chế độ độc tài, có thể hướng tới Nga yêu cầu sự giúp đỡ. Các nhà chức trách Iraq đã cho phép Nga thực hiện các chuyến bay do thám trên lãnh thổ nước mình.

Các tàu của Hạm đội Caspi phóng tên lửa hành trình vào những cứ điểm khủng bố IS ở Syria - Sputnik Việt Nam
Tàu của Hạm đội Caspi phóng tên lửa hành trình vào các cứ điểm IS

Các máy bay Nga không kích các cứ điểm của IS nằm gần biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ. Thổ Nhĩ Kỳ đã ghi nhận hai trường hợp máy bay Nga vi phạm không phận của nước này vào ngày 3 và ngày 4 tháng 10. Phía Nga xin lỗi và giải thích với Thổ Nhĩ Kỳ rằng các vụ vi phạm đã xảy ra do nhầm lẫn, những trường hợp như vậy là vì chuyến bay tiến hành ở miền núi có địa hình phức tạp. Về phần mình, Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Ahmet Davutoglu tuyên bố, Ankara không xung đột lợi ích với Matxcơva về Syria. Tờ "The New York Times"  dẫn lời chuyên gia Soner Cagaptay từ Viện Chính sách Cận Đông ở Washington: "Chắc là, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không tham gia vào cuộc xung đột với Nga, mặc dù Matxcơva  hỗ trợ cho chế độ Assad và Ankara đang cố gắng lật đổ chế độ này".

26 vụ phóng tên lửa hành trình vào ngày 7 tháng 10 cho thấy một cấp độ mới của sự đối tác quốc tế. Vụ đánh tên lửa từ biển Caspian vào các mục tiêu của IS ở Syria có nghĩa là các tên lửa đã bay qua lãnh thổ của Iran và Iraq. Dòng tên lửa hành trình Kalibr có độ chính xác cao bố trí trên tàu chiến và trên bờ, được thiết kế để tiêu diệt các mục tiêu trong mọi điều kiện thời tiết, suốt ngày đêm, trên biển và trên đất liền, tiêu diệt các mục tiêu cố định: trung tâm điều khiển, kho vũ khí và nhiên liệu, sân bay và các trang thiết bị của cảng. Tên lửa bay theo hành trình được vạch ra theo dữ liệu tình báo về vị trí mục tiêu và sự hiện diện của tổ hợp tên lửa phòng không. Kalibr có thể vượt qua hệ thống phòng không của đối phương theo hành trình phức tạp, ở độ cao rất thấp. Hành trình của nó được điều chỉnh theo dữ liệu của  hệ thống con định vị vệ tinh. Ở giai đoạn cuối cùng, đầu tự dẫn radar chủ động (trên tên lửa) sẽ kích hoạt tìm kiếm. Tên lửa được trang bị một đầu đạn nổ mạnh (450 kg). Lần đầu tiên tên lửa Kalibr đã được giới thiệu tại cuộc triển lãm các hệ thống phòng thủ ở châu Á  vào mùa xuân năm 2009. Các chuyên gia nước ngoài nhận xét rằng, nếu Iraq có hệ thống tên lửa như vậy, thì chắc là Hoa Kỳ không xâm nhập vào Vịnh Ba Tư.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала