Cuộc tập trận chung của quân đội Trung Quốc và Ấn Độ là sự kiện không hề nhỏ, bởi vì đó là hai người khổng lồ, mà nếu dự đoán là chính xác, trong tương lai không xa có thể sẽ trở thành nền kinh tế thứ nhất và thứ hai trên thế giới (còn Hoa Kỳ — chỉ đứng thứ ba). bình luận chính trị MIA "Nước Nga ngày nay" Dmitry Kosirev đã viết như vậy về một sự kiện khá lớn đối với những người không chỉ mơ ước, mà còn rất cố gắng để lôi kéo hai nước, để buộc họ phải suy yếu vì sự thù địch với nhau. Cốt để làm cho những dự đoán về vai trò tương lai của hai nước này không thành sự thật.
Chẳng hạn, tạp chí Mỹ Foreign Affairs đã đăng tải một bài đánh giá rất lớn về chuyện Ấn Độ Dương là của ai. Có thật đó là biển Ấn Độ, hay thực ra đã là một phần của Trung Quốc? Câu chuyện dẫn đến kết luận rằng chính sách đối ngoại yếu kém của Ấn Độ trước đây đã để cho Trung Quốc vươn tay đến Ấn Độ Dương, còn dưới thời Thủ tướng Narendra Modi thì mọi thứ đã đã thay đổi.
Theo tạp chí Mỹ, trước thời ông Narendra Modi, Trung Quốc đã giải quyết được vấn đề tuyến đường biển với phương Tây, nhất thiết phải đi qua eo biển Malacca. Và khi đó, "Trung Quốc bắt đầu phát hành khoản vay tín dụng ưu đãi cho Bangladesh, Pakistan, Myanmar và Sri Lanka. Đó là một phần trong chiến lược của Trung Quốc nhằm tạo ra một "Con đường tơ lụa trên biển", có mục đích ràng buộc chặt chẽ hơn các nước vịnh Bengal và Ấn Độ Dương với nền kinh tế Trung Quốc và xây dựng tuyến đường thương mại thông qua lãnh thổ của họ đến phương Tây, sẽ cho phép Trung Quốc thoát khỏi nút cổ chai eo biển Malacca.
Cũng theo tạp chí Mỹ, sau đó, ông Modi lên nắm quyền. Bản thân Ấn Độ bây giờ đã có thể cho vay tín dụng để tăng cường, gây ảnh hưởng và đẩy lùi Trung Quốc. Cuối cùng Ấn Độ đã bắt đầu chiếm một vị trí đáng kể trong khu vực, tương ứng với trọng lượng mới của mình. Nhưng do xuất phát từ ý tưởng thông thường của mình, các nhà báo Mỹ đã rằng Ấn Độ bắt đầu một cuộc đối đầu quy mô lớn với Trung Quốc. Thật ra, đó chỉ là phương pháp của Mỹ. Mong muốn của Mỹ là làm cho Trung Quốc và Ấn Độ ghét nhau. Mô hình tương tự cũng đã quan sát thấy trong thập kỷ 90 (và trước đó), làm cho Nga và Trung Quốc không hợp tác với nhau.
Như vậy, rõ ràng là trong cách suy nghĩ của Mỹ, cuộc diễn tập quân sự chung Ấn Độ-Trung Quốc không hề phù hợp. Đây là hoạt động quân sự chung như thế nào, để đối phó với tình huống nào? Chống các cuộc tấn công khủng bố, tất nhiên. Tất cả chỉ có 175 binh sĩ từ mỗi bên tham gia, có vẻ như đó chỉ là chuyện vặt. Nhưng đây là những quân nhân ở nơi mà Ấn Độ và Trung Quốc gần như giáp nhau, dưới chân núi phía nam Tây Tạng, thuộc tỉnh Vân Nam. Tất cả các hành lang đường bộ về phía Myanmar trước hết đều đi qua nơi này.
Xin nhắc lại rằng Trung Quốc và Ấn Độ không có biên giới giống như giữa Trung Quốc và Nga (được phân định bằng hiệp ước và được đánh dấu một cách rõ ràng). Hơn nữa, vào đầu những năm 60, tại đây đã diễn ra một cuộc chiến tranh biên giới nhỏ mà Trung Quốc giành phần thắng. Thật là tình huống tuyệt vời để kích động sự thù địch giữa hai nước. Nhưng trong những năm gần đây, bằng cách nào đó mà Trung Quốc và Ấn Độ đã tỏ ra hữu hảo với nhau. Cuộc tập trận chung hiện này là thứ năm, trước đó được tiến hành trên lãnh thổ Ấn Độ, không xa biên giới, hoặc trên đất Trung Quốc. Ngoài chống khủng bố, mục tiêu chính là làm cho quân biên phòng hai nước gần gũi, hỗ trợ các hoạt động liên kết và hiểu biết lẫn nhau.
Hiện nay, dưới thời Modi, mối quan hệ giữa Ấn Độ và Trung Quốc thực chất là như thế nào? Trên thực tế, đây là một trong những tình huống liên quan đến việc tạo ra diện mạo một thế giới mới không thuộc phương Tây. Nói tóm lại, hai nước xích lại gần nhau nhanh hơn bao giờ hết, mặc dù trong quá trình này ông Modi thích giữ quan điểm mạnh mẽ, kể cả trong các nước Ấn Độ Dương, cũng như trên thế giới nói chung.