Theo báo cáo của ECFR, chương trình cải cách lực lượng vũ trang được chia thành ba phần: giai đoạn đầu tiên — tối ưu hóa số lượng nhân viên, quản lý và cải cách giáo dục quân sự, giai đoạn thứ hai — tăng cường khả năng chiến đấu trong khuôn khổ hiện đại hóa cơ cấu chỉ huy và nâng cao trình độ quân nhân, giai đoạn thứ ba — tái trang bị vũ khí.
"Mỹ và châu Âu, đặc biệt chú ý tới phần ba của cuộc cải cách, nhưng nhắm mắt bỏ qua những tiến bộ đáng kể đã được thực hiện trong các giai đoạn đầu," — tạp chí The Diplomat bình luận.
Hiện nay quân đội Nga đã áp dụng các cơ cấu quản lý hiệu quả hơn nhiều so với trước đây. Số lượng các nhà quản lý, ra quyết định trở nên ít hơn, còn số lượng sĩ quan trực tiếp làm việc với binh lính tăng lên. Trình độ hạ sĩ quan được nâng cao rất nhiều, tức là đã gia tăng tỷ lệ phần trăm các chuyên gia quân sự trong lực lượng vũ trang Nga. "Điều này cho phép các đơn vị phát triển thành công việc nắm vững kỹ thuật tinh vi hơn, cũng như gia tăng cấp độ sẵn sàng của các đơn vị tinh nhuệ: quân dù, Thủy quân lục chiến và các lực lượng đặc biệt" — The Diplomat trích dẫn báo cáo của Trung tâm nghiên cứu.
Các nhà phân tích quân sự phương Tây đã phóng đại những khó khăn mà quân đội Nga phải đối mặt khi thực hiện giai đoạn thứ ba của chương trình cải cách quân đội — tái trang bị vũ khí, nhưng nhắm mắt làm ngơ trước những tiến bộ đáng kể đã được thực hiện trong hai giai đoạn đầu. Do đó, họ bỏ qua bản chất của cuộc cải cách trong các lực lượng vũ trang, The Diplomat viết.